3dd2af31dbc575348e635522d6a72f67

Tử Thư Tây Tạng – Bình giảng của Đức Chošgyam Trungpa Rinpoche (tiếp theo và hết)

NGÀY THỨ NHẤT

Sách tử thư này nói rằng, sau bốn ngày không có ý thức trong linh quang, khi đã tỉnh dậy chợt có sự hiểu biết rằng đây là trạng thái bardo và kinh nghiệm về cõi luân hồi sanh tử tái xuất hiện ngay tức khắc. Đây là sự nhận biết ánh sáng và những hình ảnh – nó là mặt trái của thân hay sắc tướng thay vì một dạng sắc thân cụ thể sờ mó được thì nó là một trạng thái trừu tượng không xúc chạm được. Rồi thì, bạn có được ánh sáng chói lòa, đó là chiếc cầu nối giao tiếp giữa thân và trí năngMặc dầu tâm nhận biết bị thu hút vào trong trạng thái linh quang nhưng vẫn có một trí năng vẫn còn hoạt động, sắc nét, rõ ràngvới một phẩm chất chói rực. Thế rồi, thân có dạng tâm vật lý và cùng với trí năng, một thứ tâm năng biết được biến ra thành hư không.

Trong trường hợp này, màu của hư không là màu xanh da trời và linh ảnh xuất hiện lúc này là Phật Tỳ Lô Giá Na (Vairocana). Phật Tỳ Lô Giá Na được mô tả là không có mặt trước và mặt sau lưng, Ngài là một linh ảnh tổng quát toàn cảnh lan tỏa ra mọi phía, không có ý niệm hướng tâm. Trong hình ảnh thiền địnhPhật Tỳ Lô Giá Na hiện thân ở dạng có bốn mặt cùng lúc nhận biết tất cả các phương hướng. Ngài có màu trắng bởi vì sự nhận biết đó không cần sự pha màu nào cả, đích thị là màu chánh gốc, màu trắng. Ngài đang cầm một bánh xe có tám nan hoa, nó thể hiện sự vượt lên trên mọi nhận thức về phương hướng và thời gianToàn bộ sự biểu tượng hóa Ngài Phật Tỳ Lô Giá Na thể hiện khái niệm của cái thấy không gian toàn cảnh cùng khắp ; cả hai : trung tâm và chu vi đều có khắp nơi. Đó là sự mở toang trọn vẹn của thức, siêu việt khỏi thức uẩn.

Song song với linh ảnh này, có linh ảnh của những vị trời. Hư không màu xanh thăm thẳm vô cùng trông đáng sợ bởi vì không có một tâm điểm để bám víu vào, nên khi thoáng thấy được một ánh sáng trắng y như thấy một ngọn đèn trong chốn tối đen và tâm nhận biết liền có xu hướng lầm mò tới đó.

Cõi những vị trời cũng đồng thời xảy ra trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Khi nào chúng ta tập trung cao độ trong trạng thái tâm linh, một kiểu xuất thần sung sướng ngây ngất đắm chìm trong cái ngã và các phóng tưởng của cái ngã của chúng ta, khi nào sự hưng phấn đó xảy đến thì cũng có mặt tráicủa nó đó là tính cách không tâm điểm, tính cách lan tỏa cùng khắp của Phật Tỳ Lô Giá NaTính cáchđó đang khiêu khích chọc tức một cách quá đáng chứ không hấp dẫn một tí nào cả bởi vì không có gì để nuông chiều, không có căn cứ cơ bản nào trong đó để chúng ta có thể tự hưởng thụ lấy. Thật là rất sung sướng có được cái thấy toàn cảnh mở rộng ra mênh mông nhưng theo quan điểm của cái ngã thì thật kinh khủng nếu không có người nhận biết. Sự tương phản giữa cõi những vị trời và Phật Tỳ Lô Giá Na liên tục xảy ra trong cuộc sống này và thường do chúng ta tự lựa chọn lấy hoặc chúng ta bám níu vào niềm hoan hỷ tâm linh có hướng quy ngã hay chúng ta nên hãy đi vào nơi mở toang thanh tịnh và không tâm điểm.

Kinh nghiệm này đến từ sự thù hận bởi vì sự thù hận ngăn cản chúng ta và khiến cho ta không trông thấy được Phật Tỳ Lô Giá Na. Thù hận là thái độ thể hiện dứt khoát, cứng như khối, khi chúng ta đang ở trong cơn giận cao độ, hãy tưởng tượng mình là một con nhím xù lông, tung hết các lông nhọn ra để bảo vệ mình. Không còn chừa chỗ nào để có được một cái nhìn toàn cảnh. Chúng ta không cần có bốn mặt để nhìn mọi hướng, thậm chí chúng ta chẳng cần con mắt nào cả. Cơn giận khiến chỉ biết có mình, không biết chung quanh, nên làm cho chúng ta chạy trốn khỏi tính cách lan tỏa khắp nơi của Phật Tỳ Lô Giá Na.

NGÀY THỨ HAI

Vượt lên yếu tố nước, ánh sáng trắng bắt đầu ló rạng và từ phương Đông, nơi Cõi Toàn Lạc Phật Kim Cương Tát Đỏa (hay A Súc Bệ Phật) xuất hiệnA Súc Bệ có nghĩa là bất động và Kim Cương có nghĩa là thân bằng kim cương, cả hai đều ám chỉ sự cứng rắn sự bền chắc. Trong thần thoại Ấn Độkim cương vajra là một loại đá quý nhất hay là loại sét trời có thể phá hủy mọi vũ khí, mọi đá quý, nó có thể cắt đứt kim cương. Có một vị Thánh ngồi thiền định trên núi Tu Di trong nhiều thế kỷ, khi ông ta chết, xương biến ra thành kim cương vajra và vị Thiên Vương tên là Indra đã tìm thấy, dùng nó làm binh khí – đó là một vajra có trăm mũi nhọn. Vajra có ba tính chất : nó không bao giờ bị sử dụng một cách khinh xuất, nó luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ đánh tan kẻ thù, nó luôn quay lại trên tay bạn. Nó không thể bị hủy diệt, nó cứng như kim cương.

Phật Kim Cương Tát Đỏa-A Súc Bệ Như Lai đang cầm kim cương sử năm điểm – đó là một vật thể cứng tuyệt đối, Ngài đang ngồi trên ngai của một con voi, – có cái gì vững chắc hơn thế ? Phật Mẫu(người phối hợp) là Buddha-Locana, tức là Phật Nhãn (Buddha Eye). Theo truyền thống Phật giáo, có năm loại mắt : mắt của thân xác, mắt trí huệ, mắt cõi trời, mắt Phật, mắt Pháp. Trong trường hợp này, mắt Phật chỉ cho sự thức tỉnh. Bạn có thể có một tình huống ổn định kiên cố nhưng nếu bạn không có lối ra thì nó có thể bị tù hãm. Tạng nữ (feminine principle) tự động mở ra, Phật Mẫu cung cấp lối ra hay hoạt tính cho toàn bộ, đó là yếu tố giao tiếp thông tin từ thể đặc sang trạng huống sống động luân lưu.

Phật Kim Cương Tát Đỏa được tháp tùng bởi Địa Tạng Vương Bồ tát (Ksitigarbha) – Tạng của Địa, Tinh Chất của Đất, Ngài đại diện cho việc cung cấp chất màu nuôi dưỡng, việc phát triển và cũng là sự thểhiện của vị Phật đặc biệt đó (Kim Cương Tát Đỏa). Phật Kim Cương Tát Đỏa còn được tháp tùng bởi Ngài Di Lặc (Maitreya), vị Bồ tát Từ Ái (The Loving One). Tính cách kiên định bền chắc đồng thời lại rất phong phú dồi dào, nên cũng rất cần chuyển động để hiến dâng cuộc đời cho sự kiên cố không lay chuyển, đó là phẩm chất yêu thương bi mẫn có xúc động chứ không phải lòng bi cần thiết phải vô ngã.

Còn có các nữ Bồ tát : Bồ tát Lasya là vị Bồ tát của vũ điệu hay ấn, ngài là diễn viên hơn là vũ công, ngài là thiên nữ dâng lễ, người thể hiện cái đẹp và phẩm cách trang nghiêm của thân thể, ngài chỉ cho chúng ta thấy sự oai nghiêm và sự hấp dẫn của tạng nữ. Một nữ Bồ tát nữa là Puspa, vị thiên nữ của các loài hoa, vị Bồ tát của sự thấy, thị lực, cảnh thấy.

Vượt lên trên sắc uẩn là những tia sáng có hình như cái gương, màu trắng, lấp lánh, rõ từng chi tiết, chiếu ra từ tim của Phật Kim Cương Tát Đỏa và người phối hợp của ngài. Cùng lúc, có ánh sáng của địa ngục, một thứ ánh sáng màu xám không chói. Khi người đó nhận biết được dường như quá phức tạp đối với sự phô diễn của phẩm chất kim cương vajra, nên rất có thể sẽ đơn giản hóa ánh sáng trắng lấp lánh thành ra ánh sáng xám phối kết với địa ngục, cũng như ý tưởng thâm căn cố đế của sự hoang tưởng luôn được liên kết với phẩm chất kim cương trí huệ. Để có sự thấu hiểu có tính chất trí huệ, bạn phải thấy cái gì là sai thay vì cái gì là đúng nơi mọi sự, đó là phẩm chất trí huệ của kim cương vajra thiên nhiên, tức là thái độ truy xét lỗi lầm của một tâm có chánh kiến luôn có sự kiên định chắc chắn. Nếu bạn hiểu biết sự việc dựa trên chánh kiến của một thái độ truy xét lỗi lầm thì trí huệ của bạn sẽ được đặt trên một nền tảng rất ư kiên cố và khẳng định. Nó sẽ không thể bị lay chuyển. Nhưng một hướng khác của nó sẽ là cõi địa ngục một khi thái độ tra xét lỗi lầm không được dựa trên sự kiên định, sự sáng suốt có căn cứ mà lại làm phát sinh một phản ứng dây chuyền của sự hoang tưởng, có thể nói giống như một đồng hồ báo thức.

NGÀY THỨ BA

Trong quá trình các ngày qua, tính chất Pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na cung cấp hư khôngtính chấtcủa Phật Kim Cương Tát Đỏa-A Súc Bệ là cung cấp sự kiên cố. Giờ đây đến lượt mô tả linh ảnh của Phật Bảo Sanh (Ratnasambhava) Ngài Bảo Sanh Phật là hình tượng trung tâm của bộ Bảo Sanh(Ratna) gồm chứa sự giàu có được người khác kính trọng, sự giàu có được phát triển sang các lĩnh vực khác ; về cơ bản, nó có tính cách kiên cốsung túc, phát triển rộng ra. Khía cạnh tiêu cực của tính chấtBảo Sanh là lợi dụng sự giàu có để lấn sang các lĩnh vực khác, lấn lướt khắp nơi, bất kỳ chỗ nào có hư khôngcậy thế sự hào phóng giàu có tới mức mà sự cảm thông giao tiếp bị tắc nghẽn.

Ngài Bảo Sanh Phật có thân màu vàng, thể hiện màu của đất – biểu tượng sự sung túc lắm tiền nhiều của. Ngài cầm viên ngọc như ý, điều này cũng có nghĩa vắng bóng sự nghèo khó. Người phối hợp của Ngài là Mamak, thể hiện yếu tố nước ; để có được vùng đất phì nhiêu giàu có thì đất cần có nước.

Hư Không Tạng Bồ Tát (Akasagarbha) thể hiện yếu tính của hư không. Với nền tảng trù phú như vậy bạn cũng cần hư không để tạo ra toàn cảnh. Và còn có Ngài Phổ Hiền Bồ tát (Samantabhadra – the All-Good), ngài là sức mạnh cơ bản, phẩm chất cơ hữu của toàn bộ mạn đà la của Bộ Bảo Sanh (Ratna family). Theo phương pháp truyền thống để tìm kiếm một nơi cất nhà, xây dựng tu viện hay để tìm một cánh đồng canh tác (rất có thể do truyền thống đạo Bošn ở Tây Tạng), bạn không thể bạ đâu làm nhà cũng được, nhưng bạn phải chú ý đến một số yếu tố tâm lý. Ở phương đông thì cảm thấy được rộng mở, ở phương nam thì thấy ngọt ngào thoải mái với dòng suối dòng sông, ở phương tây thấy sự kiên cốvới những dãy đá núi, ở phương bắc thấy được sự che chở với rặng núi. Cũng có cách dùng dòng nước để tìm chỗ xây nhà, bằng cách nhìn vào miếng đất, kế một dòng nước thường có một vị trí, nhưng chỗ đó đừng là vũng lầy mà là nền đá. Nền đá đặc biệt như vậy, bao bọc xung quanh bởi những vị tríhình dạng thích hợp, được gọi là Phổ Hiền, đất Phổ Hiền. Người ta liên tưởng ngài Phổ Hiền như là sự tinh tấn và ý nghĩ tích cực, một lòng tin căn để và một phương pháp tích cực để tinh tấn.

Ngài Bảo Sanh Phật được tháp tùng bởi Bồ tát nữ Mala, vị thiên nữ dâng lễ vật gồm tất cả các loại trang sức, dây chuyền, vòng đeo tay, vòng cườm bằng hoa v.v… biểu lộ những nét nổi bật nhất của phẩm chất đất của bộ Bảo Sanh. Vị Bồ tát nữ khác nữa là Dhupa, vị thiên nữ mang hương nhang. Ngài biểu tượngcho mùi, hương, hoàn cảnh môi trường mà đất tạo ra như không khí trong lành, tươi mát, một không gian cho cây trái phát triển và cho dòng sông chảy xuôi.

Ánh sáng kết hợp với bộ Bảo Sanh là ánh sáng vàng ôn hòa thư thái, một thứ ánh sáng vô phân biệt. Nhưng dường như tất cả những nội dung, sự phong phú giàu có của mạn đà la bộ Bảo Sanh quá ư siêu thoát, quá ư huy hoàng kỳ diệu nên có khả năng tâm nhận biết thích chạy trốn vào một góc nhỏ, một nơi rất đơn giản, – một chốn tự mãn – và cái góc nhỏ đó chính là sự kiêu hãnh, một thứ ánh sáng mờ nhạt của cõi người.

NGÀY THỨ TƯ

Vào ngày thứ tư có hỏa địa được tịnh hóa, thể hiện bởi A Di Đà Phật (Amitabha), bộ Hoa Sen (padma family). A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang và phẩm tính căn bản của hoa sen là có sức thu hút quyến rũ, nhiệt tình lôi cuốn, mở toang, trống rỗng và đại bi. Nói là Vô Lượng Quang bởi vì nó đích thị sáng chiếu một cách tự nhiên, không đòi hỏi sự khen thưởng. Nó có bản chất của lửa chứ không phải theo nghĩa cái nóng sân hận, nó tiêu dùng bất cứ chất liệu nào mà không hề từ chối hay chấp nhận. Ngài A Di Đà cầm trên tay một đóa sen, điều này có nghĩa : hoa sen nở khi mặt trời mặt trăng chiếu sáng lên đóa hoa, nó nở về hướng có ánh sáng và chấp nhận bất kỳ tình huống nào đến từ bên ngoài. Hoa sen có phẩm chất tinh khiết hoàn hảo ; với lòng đại bi như vậy, nó mọc lên từ trong bùn đất dơ bẩnnhưng đóa hoa thì trong sạch và toàn thiện một cách trọn vẹn. Ngài ngự trên lưng con công việc này lần nữa thể hiện sự mở trống và sự hoan hỷ chấp thuận : trong thần thoại, chim công được coi như nuôi dưỡng bằng chất độc, những màu sắc đẹp lộng lẫy của nó được tạo nên từ việc ăn chất độc. Sự mở trống rộng ra tới mức nó có thể giải quyết được mọi tình huống bất thiện vì thực ra chính vì các tình huống bất thiện đó mà lòng đại bi được hoan hỷ và sinh động.

Người phối hợp của Ngài là Pandaravasini, vị Phật Mẫu mặc áo choàng trắng – liên tưởng đến sự hình tượng hóa câu chuyện thần thoại Ấn Độ về loại quần áo được dệt bằng sợi làm bằng đá, chỉ được tẩy sạch bằng lửa. Phật Mẫu thể hiện bản chất của lửa là tiêu hủy mọi thứ và cũng là kết quả của quá trình tiêu hủy, sự tịnh hóa, lòng đại bi vẹn toàn.

Kế đến là Bồ tát Quán Thế Âm (Avalokitesvara), Ngài quán thấy khắp thập phương, Ngài thể hiện tinh túy của đại bi, đó là trí đại bi vô thượng. Bất cứ khi nào cầu khẩn thì trí đại bi đó xuất hiện một cách tự nhiên, nó có phẩm chất là chính xác, tự động. Đó không phải là loại đại bi mù quángmê muội, mà là đại bi có trí huệ, luôn luôn đạt được sự hoàn tất triệt để. Ở đây còn có ngài Văn Thù Bồ tát (Manjusri) thể hiện khía cạnh cơ động của đại bi, mang tính chất trí huệ chứ không phải những rung cảm đột xuất. Ngài còn là người sáng tạo âm thanh – đó là phương tiện thông tri của đại bi – Ngài thể hiện âm thanhcủa tánh Không, đó là nguồn gốc của mọi lời nói.

Còn có nữ Bồ tát Gita, người hát những bài nhạc của Ngài Văn Thù, cùng với Ngài Aloka đang cầm ngọn đèn hay ngọn đuốc. Tiến trình trọn vẹn của trí đại bi có ánh sáng và nhịp điệu, nó có trí huệ sâu sắc và sự hiệu quả sắc nét, và nó có bản chất tịnh hóa của vị Phật Mẫu mang áo choàng trắng cũng như bản chất soi sáng đến vô tận của Phật A Di Đà.

Đó là toàn thể của bộ Hoa Sen, vượt lên trên tưởng uẩn và soi sáng bằng ánh sáng đỏ của trí huệ nhận biết vô phân biệt. Lòng đại bi rất sắc nét, chính xác cho nên rất cần có trí huệ nhận biết vô phân biệt, ở đây vô phân biệt không có nghĩa ở dưới dạng chấp nhận và chối bỏ, mà đơn giản là thấy sự vật như chính nó là.

Trong sách Tử thư, cõi này thường được đi kèm với cõi quỷ đói ; có sự tranh chấp ở đây, bởi vì đam mêthường liên kết với cõi người. Sự sắc nét và chính xác, sự sâu sắc và sự huy hoàng, tất cả những phẩm chất này của bộ hoa sen tràn ngập, áp đảo, và bằng cách này hay cách khác, tâm nhận biết sẽ muốn chơi trò chơi câm điếc, nó muốn lẩn tránh khỏi bức tranh trọn vẹn đó, đi vào ngã lệch đưa tới những đam mê thường lệ.

NGÀY THỨ NĂM

Vào ngày thứ năm, có bộ Nghiệp, tức là tính chất tinh khiết của không khí hay gió. Nó có màu xanh lá cây, màu của ganh tỵ. Từ cõi Các Hành Vi Tích Tựu (Realm of Accumulated Actions), Phật xuất hiện. Bộ Nghiệp được kết hợp với hành vi, sự thành tựu và tính hiệu quả. Nó có quyền lực mãnh liệt và không có gì chịu đựng nổi trong cung cách của nó cho nên nó được coi như có tính chất triệt phá. Phật Bất Không Thành Tựu mang ý nghĩa thành tựu mọi hành vi, mọi quyền lực.

Ngài cầm một kim cương sử chữ thập trong tay. Kim cương vajra là biểu tượng thành tựu mọi hành vi, kiên cường, bất hoại như chúng ta đã thấy trong bộ kim cương vajra. Kim cương sử chữ thập thể hiệnlãnh vực của tất cả các hành vi được nhận biết trọn vẹn trong tất cả phương hướng – sự thành tựu toàn khắp ; nó thường được mô tả như là kim cương sử muôn màu.

Ngài ngự trên tòa ngồi của một con shang-shang, một loại thần điêu garuda (kim xí điểu), con chim này như là một nhạc công, cầm hai cái chũm chạc (một loại nhạc cụ) trên hai chân, vừa chơi nhạc cụ này và vừa chở Phật Bất Không Thành Tựu trên lưng. Một lần nữa, con thần điêu biểu tượng một hình ảnhmạnh mẽ, một sự thành tựu – nó là thần điêu siêu việt, nó bay khắp mọi nơi, ôm trọn vẹn hư không.

Người phối hợp là Samaya-Tara ; có nghĩa là vị Cứu Độ của Lời Thiêng Liêng (Saviour of Sacred Word) hay Samaya. Có nhiều cách giải thích khác nhau về samaya trong giáo lý kim cương thừa, ở trong trường hợp này đó là sự viên thành hiện thực của tình huống sống động ngay khoảnh khắc đó.

Còn có Kim Cương Thủ Bồ tát (Vajrapani), có nghĩa là người đang cầm kim cang vajra. Lại nữa, điều đó tượng trưng năng lực phi thường, Ngài là vị Bồ tát của năng lực. Và còn có Trừ Cái Chướng Bồ tát(Sarvanivaraviskambhim) Bồ tát tịnh hóa tất cả các chướng ngại. Nếu có chướng ngại nào xảy ra trong quá trình hoạt động của nghiệp, chướng ngại đó xuất phát từ sự mê lầm hay mất khả năng tiếp cận với tình huống sinh hoạt thực tế, cho nên vị Bồ tát này sẽ tẩy sạch những chướng ngại này. Nói cách khác, bộ nghiệp này chứa đựng cả hai ; sự tẩy sạch các chướng ngại và năng lực thành tựu.

Kế đến có các nữ Bồ tát là Gandha và Naivedya. Gandha là vị Bồ tát của hương thơm, Ngài mang theomùi thơm tinh chất lấy từ tất cả các loại cỏ, nó thể hiện những cảm giác hay những nhận biết bằng giác quan – để có được hành vi thiện xảo hiệu quả bạn cần sự nhận biết bằng giác quan ở mức độ phát triển cao. Nữ Bồ tát Naivedya cung cấp thức ăn – đây là loại thức ăn bằng thiền định, nó nuôi dưỡng hành vithiện xảo.

Bộ Nghiệp siêu vượt lên trên hành ấm (skandha of concept) và được nối kết với cõi Atula (cõi các thiên giới ganh tỵ) – sự mê lầm và sự kinh nghiệm trí huệ, cả hai đều có cùng một tính chất. Trong trường hợp này, cả hai đều có tính chất chiếm lấy làm sở hữu, nhưng trí huệ bao quát trọn vẹn cái nền tảng của mọi khả tính, thấy biết mọi phương thức khả thi để giải quyết các tình huống ở cả các dạng chủ thể và khách thể, năng lực, cơ cấu, tánh khí, về tốc độ, về phạm vi không gian, và vân vân, trong khi mà sự mê lầm có một phương thức giải quyết các tình huống một cách rất hạn hẹp, bởi vì tự bản thân nó không bao giờ đã mở rộng ra được một tí nào cả. Sự mê lầm là trí huệ không được phát triển, một thứ trí huệcòn sơ khai, trong khi trí huệ thì ở dạng đã được phát triển trọn vẹn.

NGÀY THỨ SÁU

Kế tiếp có sự hội tụ ở thời điểm đỉnh cao của bốn mươi hai thiện thần bình yên. Năm Như Lai, bốn vị hộ pháp gìn giữ các cổng, bốn thiên nữ và sáu cõi thế gian xuất hiện cùng một lúc. Chúng ta bị choáng váng trong tình huống linh ảnh Năm Như Lai ngập đầy hư không khắp mười phương, trong tận cùng ngõ ngách cảm xúc, không chỗ nào có được một kẽ hở, không có chỗ ẩn núp, cũng không có một sơ sót nào bởi vì có bốn loại herukas canh giữ bốn hướng.

Vị giữ cổng phía đông có tên là Bậc Chiến Thắng, ngài lo việc giữ yên mọi sự, nhưng ngài hiện ra với bộ mặt hung dữ khiến phát sinh bầu không khí nể sợ ở cổng đó, khiến cho bạn không nghĩ đến chuyện bỏ ra đi. Ngài thể hiện một phẩm chất bình yên mang tính cách vô địch, bất hoại.

Vị thứ hai ở cổng phía nam, có tên là kẻ thù của Thần Chết (Yama). Ngài được nối kết với các hoạt động nghiệp quả gia tăng sự thịnh vượng. Sự thịnh vượng ở dưới dạng không gian và thời gian thì rất hạn chế, có tính toán hơn thua, ở đây ngài siêu vượt lên trên các hạn chế đó, ngài là Vua – người đứng trên Diêm Vương.

Ở cổng phía tây là vị Hayagriva Đầu Ngựa (the Horse-headed Hayagriva) Ngài có chức năng tương đương với hệ thống báo động như tiếng hí của con ngựa có thể đánh thức bạn trong những tình huống bất ngờ. Nó liên quan đến sự phóng rọi ra lớn rộng bao quát, một kiểu quan tâm sáng suốt sao cho bạn không mắc kẹt vào sự đam mê, và bạn lúc nào cũng được đánh thức.

Ở cổng phía bắc là Amrtakundali có nghĩa là cái vòng của Amrta hay loại thuốc chống chết. Nếu bất ngờ bị thúc dục tự tử vì mất hết hy vọng thì thuốc chống chết này giải cứu bạn ; tự tử hoàn toàn không phải là lối giải quyết vấn đề. Bạn có được sự hiện diện bình yên vô địch, một hiện diện gia tăng không ngừng vượt khỏi ý niệm thời giankhông gian, một nguyên lý hấp dẫn phát ra sự báo động và một nguyên lý tự tử cho bạn thứ thuốc chống chết. Như vậy, từ gốc rễ, bạn hoàn toàn được khóa chặt ở trong, không cho phép bất kỳ sai lệch nào. Thêm nữa, còn có những nguyên lý nữ tính của các vị nguyên lý nữ ở dạng cái móc câu, câu bạn như câu cá một khi bạn cố bỏ chạy. Hoặc bạn cố thoát đi trong hình thức cái tâm kiêu ngạo lấp đầy mọi khoảng trống không các khả năng khác có thể xảy ra thì vị thiên nữ với sợi thòng lọng cột chặt bạn từ đầu đến chân để bạn không một cơ may để mở rộng tâm kiêu ngạo lớn ra. Một khả năng khác có thể xảy ra là với sự đam mê bạn bỏ chạy ; sự đam mê đó dựa cơ sở trên tốc độ. Một thiên nữ với xâu chuỗi cột bạn lại sao cho bạn không thể di chuyển đôi chân bỏ chạy. Và nếu bạn cố hét lớn làm cho ai đó kinh hãi và làm cho bạn lệch hướng thì vị thiên nữ với cái chuông phát ra tiếng chuông rất lớn lấn át tiếng hét đe dọa và tiếng gầm từ đáy cơn giận của bạn.

Rồi thì bạn bị đưa xuống đối mặt với sáu cõi sanh tử : Vị Phật của cõi trời, vị Phật cõi Atula, vị Phật cõi người, vị Phật cõi súc sanh, vị Phật cõi ngạ quỷ, và vị Phật cõi địa ngục. Tất cả các hình ảnh này hiện ratừ trong trung tâm của tim bạn được liên kết với xúc tình, đam mêvui sướng.

NGÀY THỨ BẢY

Kế tiếp các vị Trì Minh Phật (Vidyadharas : người nắm giữ sự hiểu biết sâu sắc, năng lực khám phá và thông tin) bắt đầu chiếu sáng từ trung tâm cổ họng, đó là bản chất của nguyên lý giao tiếp. Các thần bình yên được gắn với khối óc. Lời nói là chiếc cầu giao tiếp thông tin giữa hai nơi, đó là các vị Trì MinhPhật. Trì Minh có nghĩa là người nắm giữ sự hiểu thấu đáo không phải có tính bình yên hay hung nộ, nhưng là trung gianvô ký. Các ngài rất có ấn tượng, có quyền lực vượt trội và rất trang nghiêmthể hiện sắc thân thiêng liêng của các vị guru kim cương thừasở hữu oai lực vượt lên trên các khía cạnh huyền bí diệu kỳ của vũ trụ.

Đồng thời, ánh sáng xanh lá cây của cõi súc sanh xuất hiệntượng trưng cho vô minh cần sự giảng dạy của vị guru để soi tỏ nó.

CÁC THẦN XUNG NỘ

Giờ đây, những nguyên lý của Năm Như Lai được chuyển hóa thành ra các thần herukas cùng với các vị phối hợpTính chất cơ bản của Ngũ Bộ Phật vẫn tiếp tục, nhưng giờ đây được diễn đạt theo cách thức rất kịch tính ; đó là năng lực của kim cương vajra, hoa sen vân vân thay vì ở dạng nguyên tính cơbản. Các vị herukas có ba đầu sáu tay. Ý nghĩa tượng trưng ở đằng sau hình dáng nhiều tay nhiều đầu này là oai lực của sự biến hóa được diễn đạt trong chuyện thần thoại về khả năng chinh phục của thần Rudra.

Rudra là một hình tượngtượng trưng sự hoàn thành ngã tính một cách trọn vẹnNgày xưa có hai người bạn cùng học một thầy, vị thầy giảng rằng tinh túy của giáo pháp của ông là trí huệ bản nhiên (spontaneous wisdom), thậm chí ngay cả khi ta tự ý buông thả để can dự vào những hành vi quá đáng, thì các hành vi đó như đám mây trong bầu trời sẽ được tan mất bởi tính bản nhiên rất căn cơ đó (fundamental spontaneity). Hai người học trò đã hiểu giáo lý đó theo cách hoàn toàn khác nhau. Một người ra đi, bắt đầu hành trì theo cách bản nhiên đối với cá tính riêng của ông ta, thiện cũng như bất thiện, và đạt được đến chỗ có khả năng giải phóng các cá tính riêng đó một cách bản nhiên không hề có một tí sự cưỡng bức – không khuyến khích yểm trợ cũng không đàn áp chúng. Người kia bỏ ra đi lập nhà thổ tổ chức một đám du đãng hành động buông thả, cướp bóc các làng mạc, chém giết đàn ông, bắc cóc đàn bà.

Ít lâu sau hai người gặp lại nhau và đều quá bất ngờ về sự khác biệt của kiểu sống theo tính bản nhiên tự phát của người bạn mình, họ bèn quyết định tìm lại người thầy để hỏi. Hai người học trò đều trình bày kinh nghiệm của mình cho thầy nghe, người thầy nói rằng người đầu tiên đã làm đúng, người thứ hai đã sai. Nhưng người học trò thứ hai này không thể chịu đựng được khi thấy rằng mọi nỗ lực cố gắngcủa mình đã bị chỉ trích kết tội, nên ông rút gươm và giết chết vị thầy ngay tức khắc.

Khi người học trò ác độc đó đến lúc phải chết, ông ta tái sanh liên tục, năm trăm kiếp làm con bò cạp, năm trăm kiếp làm chó sói, và còn nhiều nữa, và cuối cùng ông ta tái sanh vào cõi trời làm Rudra.

Khi sanh ra, ông ta có ba đầu và sáu tay với những móng vuốt và răng màu nâu, đầy đủ. Mẹ ông ta chết ngay khi ông ta mới sanh, và các vị trời quá kinh hãi nên đưa thi thể người mẹ cùng với ông ta đến nhà mồ, và bỏ vào một cái mồ. Đứa bé (tức ông ta) được sống sót nhờ hút máu và ăn thịt sống của mẹ, nên ông ta trở nên trông rất kinh hãi, rất khỏe và rất mạnh. Ông ta đi quanh quẩn vùng nghĩa địa, tụ họp điều khiển các con ma, các thần ở trong vùng, ông ta tạo lập vương quốc riêng cho mình như đã làm trước đây, cứ thế bành trướng cho đến khi ông ta cai quản được toàn bộ ba cõi.

Đến lúc này, vị thầy và người bạn đồng môn đã đạt giác ngộ trước rồi, giờ đây họ nghĩ rằng họ phải điều phục ông ta. Do đó Kim Cương Thủ (Vajrapani), tự biểu lộ ra thành thần Hayagriva có gương mặt đỏ trông dữ tợn với cái đầu ngựa, hí vang ba tiếng để công bố sự có mặt của mình trong vương quốc Rudra. Rồi, ngài xâm nhập vào bên trong thân thể của Rudra theo ngõ hậu môn ; bấy giờ Rudra bị khuất phụcđồng ý dâng hiến thân thể mình làm một phương tiện, một công cụ. Tất cả những lễ vật tượng trưng vương quyền và trang phục nhà vua của Rudra như vương miệng bằng sọ người, tách uống nước bằng sọ người, các món trang sức bằng xương, áo bằng da cọp, khăn choàng bằng da người và da voi, áo giáp, đôi cánh, cái mũ hình trăng lưỡi liềm trên đầu, vân vân đều tức thời biến thành ra trang phục của thần heruka.

Trước hết, có vị Heruka Vĩ Đại, ngài không có liên kết với bất kỳ vị Phật nào trong Năm Bộ Như Lai, ngài là khoảng không giữa năm Bộ Phật. Vị Heruka Vĩ Đại sáng tạo ra năng lực căn bản cho các vị Heruka xung nộ, ngài cũng tạo năng lực cho cho các vị Heruka Phật, Heruka Kim Cương, Heruka Bảo Sanh, Heruka Hoa Sen, Heruka Nghiệp cùng với các vị phối hợp tương ứng. Các vị thể hiện phẩm chất tàn bạo, sung sức, vô địch của năng lựcNgũ Bộ, về cơ bản, là một thể có tính cách bình yên, mở toang, thụ động, bởi vì hoàn toàn ổn định, không có gì có thể khuấy động được ; ở đây, sức mạnh vô biên của thể tánh bình yên đó đang thể hiện ở dạng xung nộ. Nó thường được mô tả như là sự giận dữ vì quá thương yêu chứ không phải căm ghét.

Rồi có những gauris – những thiên nữ trang phục màu trắng – một kiểu năng lực dữ dội khác nữa. Năm vị herukas với năng lực thế nào thì hiện ra như thế, còn ở đây các gauris này là loại năng lực kích hoạt. Vị gauri áo trắng nhảy múa quanh một tử thi, bà muốn dập tắt tiến trình các niệm, cho nên bà ta cầm một tích trượng làm bằng thi thể một đứa bé. Thông thường, một thi thể tượng trưng trạng thái vô kýcăn bản của chúng sanh ; một thi thể đã không còn sống là một thể không còn những niệm được khởi lên nữa, chẳng có niệm thiện, niệm ác – đó là trạng thái bất nhị của tâm. Đến lượt thiên nữ gauri áo vàng cầm một cái cung và một cây tên bắn, bà đã đạt được sự phối hợp giữa kiến thức và phương tiện thiện xảo, công việc của bà là hợp nhất hai thứ đó lại. Rồi có gauri áo đỏ, cầm một ngọn cờ chiến thắng làm bằng da của con quái vật ở dưới biển. Quái vật ở biển tượng trưng cho sự thật chung của cõi sanh tử không thể thoát ra được ; bà cầm nó ở dạng một ngọn cờ điều, ngụ ý rằng không chối bỏ mà chấp nhận cõi sanh tử như nó như vậy. Đến lượt ở phương bắc là Vetali, màu đen, cầm một kim cương sử và một cái tách bằng sọ người, bà tượng trưng phẩm chất bất biến của pháp tánh kim cương sử là bất hoạivà cái tách bằng sọ người là một biểu tượng khác nữa của phương tiện thiện xảoChúng ta không cần đi sâu vào chi tiết những điều này, chỉ nêu ra ý cơ bản về các gauris này cùng với những thông tri kết hợp với mạn đà la xung nộ, mỗi hình ảnh đặc biệt đều có một chức năng trong việc hoàn thành năng lựcđặc biệt đó.

Các thần xung nộ đại diện cho sự hy vọng, và các thần bình yên đại diện cho sự kinh sợ. Sự kinh sợ này trong ý nghĩa kinh tởm và khó chịu bởi vì là gì thì trong một chừng mực nào đó cái ngã cũng không thể điều động được các thần ; các vị đó hoàn toàn không khuất phục, các vị không bao giờ kháng cự. Tính chất hy vọng của năng lực xung nộ là hy vọng trong ý nghĩa của một tình huống sáng tạo liên tụckhông ngừng, được thấy như nó thực sự như vậy, như một năng lực vô ký cơ bản được liên tục không ngừng, chẳng phải thiện, cũng chẳng phải ác. Tình huống đó dường như tràn ngập tất cả và vượt ra ngoài sự điều khiển của bạn. Xu hướng là hoảng sợ, là nghĩ rằng mình có thể điều khiển được ; nó giống như việc bất thình lình nhận thấy mình đang chạy xe rất nhanh nên đạp thắng lại và vì thắng gấp nên gây ra tai nạnChức năng của các vị gauris là xen vào giữa thân và tâm. Trong trường hợp này tâm là trí sáng suốt và thân là tính cách của một hành động bất ngờ không kịp suy nghĩ. Các vị gauris chận ngang giữa trí và hành động, họ cắt đứt sự liên tục tự che chở do cái ngã làm ra ; đó là tính chất dữ dộicủa các vị gauris. Họ là thay đổi hoàn toàn năng lực hủy diệt thành ra năng lực sáng tạo. Cho nên nội lực của tính cách bất ngờ không kịp suy nghĩ của một hành động hay một sự hoảng sợ được chuyển đổihoàn toàn, giống y như thân của quỷ vương Rudra thay đổi hoàn toàn thành ra heruka.

NGƯỜI ĐANG SẮP CHẾT

Theo văn hóa Tây Tạng, người ta dường như không coi cái chết như một cái gì đáng sợđặc biệt khó khăn ; nhưng ở đây – ở các nước phương Tây này – người ta thấy quá khó khăn để nói đến cái chết. Không ai nói cho họ biết về sự thật sau cùng này. Chính sự chối bỏ kinh khủng này, sự từ chối tình thương rất cơ bản này đã khiến cho không có ai muốn giúp đỡ tâm thức của người sắp chết.

Trừ phi người sắp chết đang ở trong trạng thái mê man bất tỉnh hay không thể nghe nói được, còn không thì trong những trường hợp thông thường người đó cần được bảo cho biết là ông ta sắp chết. Thật ra, có thể khó nói như vậy, nhưng nếu bạn là người bạn, là chồng hay vợ thì lúc này là cơ hội lớn nhất để bày tỏ sự tin cậy thực sự. Sẽ có một tình huống hài lòng đến cho ông ta vì rằng cuối cùng còn có người để ý chăm lo cho, rằng người đó không đang nói điều đạo đức giả, nói láo để vừa lòng, như đã từng lừa dối như vậy trong lúc ông ta còn sống. Niềm tin cậy tận đáy lòng đó sẽ là rất tuyệt vời, chính nó sẽ gút lại thành ra sự chân thật tối hậuChúng ta nên cố gắng phát sanh nguyên lý này.

Điều quan trọng là giữ mối liên hệ với người sắp chết, bảo với ông ta rằng vào thời khắc đó, cái chết không phải là sự không thể có – sự tưởng tượng, nhưng là sự việc thực tế đang xảy ra. Bạn hãy nói : “Cái chết đang xảy ra thực, chúng tôi là bạn của bạn, chúng tôi đang canh chừng cái chết của bạn. Chúng tôi biết bạn đang sắp chết và bạn cũng biết bạn đang sắp chết, chúng ta thực sự cùng nhau hiểu được điều này.” Đó là sự thể hiện tình bạn và sự cảm thông tốt nhất, dịu dàng nhất, nó biểu lộ sự cảm kích vô cùng sâu sắc đối với người sắp chết. Bạn có thể nên quan sát đến thể trạng của ông ta, để ý tới sự suy sụp dù rất vi tế trong thính giác, khả năng giao tiếp nghe nói, trong các giác quan của cơ thể, sự diễn đạt biểu lộ trên gương mặt, vân vân. Nhưng có những người có sức mạnh tâm linh rất ư mãnh liệt, họ có thể luôn nở nụ cười trong giây phút cuối cùng, cố chống lại sự suy sụp của các giác quanchống lại “cái lão” cho nên người ta nên nhận ra tình huống này nữa. Việc đọc suông văn bản giáo lý “Giải Thoát Thông Qua Sự Nghe” này thì không đủ, người sắp chết cần biết rằng bạn đang cử hành một nghi lễ nào đó cần cho ông ta. Bạn nên có sự hiểu biết về toàn bộ vấn đề, không phải chỉ đọc suông, mà làm sao như thể đang nói chuyện với nhau : “Bạn sắp chết, bạn sắp xa rời bạn bè, gia đình bạn, những gì ưa thích, môi trường chung quanh sẽ không còn đó nữa, bạn sắp xa rời chúng tôi. Nhưng đồng thời, một điều gì đó vẫn tiếp tục, đó là mối quan hệ tích cực thiện hạnh giữa bạn với bạn bè và với đạo pháp, nên hãy giữ gìn sự liên tục tự căn bản đó, nó hoàn toàn vô ngã. Khi bạn chết, sẽ trải qua đủ tất cả các thứ kinh nghiệm bị tổn thương rất khó chịu : phải bỏ thân xác lại, bạn cũng sẽ có những kỷ niệm cũ trở lại với bạn như những cảnh trong giấc mộng. Dù bất cứ những ảnh hiện những thứ cảnh trong mộng hiện ra ra sao đi nữa, thì bạn hãy thuần chỉ liên hệ với điều đang xảy ra hơn là bỏ chạy đi. Hãy ở lại đó, thuần chỉ liên hệ với nó.”

Trong khi bạn đang nói chuyện với người sắp chết những lời như thế, trí sáng suốt và sự nhận thức (in telligence and consciousness) của ông ta đang suy sụp, nhưng đồng thời ông ta cũng phát triển một thứ nhận thức cao độ hơn đối với tình cảm những người xung quanh, nên nếu bạn có được nhiệt tình tựđáy lòng và sự tin tưởng sâu sắc rằng điều bạn đang nói cho ông ta nghe là sự thật chứ không phải những điều người ta bảo bạn nói, thì điều đó thật sự rất quan trọng.

Cũng có thể nên giải thích một cách đơn giản về tiến trình của sự suy sụp tan rã từ đất sang nước, nước sang nhiệt và vân vân, tiến trình suy sụp từng bước này của thân xác cuối cùng kết thúc trong tạng linh quang (luminosity principle). Để đem người đó vào trạng thái linh quang, bạn cần một cái nền – một điểm tựa – cơ bản để dựa vào đó, và cái nền đất cơ bản này chính là sự kiên cố của người đó. “Các bạn bè biết rằng bạn sắp sửa chết, nhưng không ai sợ hay kỵ, họ đều thực sự có mặt ở đây, họ đang nói với bạn rằng bạn sắp chết, không có gì đáng ngờ sau lưng bạn.” Việc có mặt đầy đủ mọi ngườixung quanh người sắp chết là điều rất quan trọng. Dựa vào cái hiện tiền mà thôi sẽ có tác động mãnh liệt cùng cực bởi vì ở thời điểm đó có sự không tin cậy đối với thân cũng như tâm. Đầu óc và thân xác đang suy sụp, nên bạn chỉ dựa vào tình huống đó (cái hiện tiền) mà cung cấp nền tảng vững chắc.

Bao lâu mà các ảnh hiện của các thần bình yên và các thần xung nộ còn xuất hiện, người chết phải tự mình thiết lập mối quan hệ với các ảnh hiện đó. Sách Tử thư nói rằng bạn nên cố gọi linh hồn người chết xuất hiện và bảo cho người ấy biết về các ảnh hiện nếu vẫn còn có sự liên tục (ý thức) thì bạn có thể làm điều đó nhưng với người chết là một người bình thường thì việc đó sẽ là việc đoán mò, không có chứng cứ thực sự là bạn đã không mất sự tiếp xúc được với người đó. Toàn bộ vấn đề ở đây là, khi bạn đọc những hướng dẫn (của Tử thư) cho người đang chết, thực sự bạn đang nói chuyện với chính bạn. Trạng thái ổn định của bạn sẽ là một phần giúp cho người chết, cho nên nếu bạn ổn định thì tự động, người chết đang trong trạng thái bardo sẽ được lôi cuốn vào đó. Nói cách khác, hãy thể hiện một tình huống rất sáng suốt và kiên định đối với người sắp chết. Hãy xác lập sự nối kết với ông ta, đồng thời hãy mở rộng tấm lòng đối với nhau và phát triển sự gặp gỡ của hai tâm.

Đức Chošgyam Trungpa Rinpoche

Trích: Tử Thư Tây Tạng – ĐẠI GIẢI THOÁT THÔNG QUA SỰ NGHE TRONG BARDO của Guru Rinpoche theo Karma Lingpa.