Khenpo Tsultrim Lodro Rinpoche

Đối mặt với cái chết một cách đúng đắn

Sống và chết đều vô cùng quan trọng với mọi người bởi chúng là số phận. Không ai có thể từ chối hay tránh khổ đau liên quan đến sinh, lão, bệnh, tử và cuộc sống thực sự. Gom góp đủ sức mạnh để đối mặt với nó là cách duy nhất.

Khi đối mặt với cái chết, tất cả của cải thế giankiến thứckinh nghiệm và v.v… đều được xem là vô ích. Không có sự rèn luyện trước đó trong sự chuẩn bị cho cái chết, mỗi người, bất kể địa vị của anh hay cô ấy trong cuộc đời có lỗi lạc đến đâu, sẽ đều hoảng sợ khi đối mặt với cái chết. Nhiều người trở nên cực kỳ bi quan và nản lòng, trở nên tái nhợt và hốc hác ngay tức thì, sau khi bị chẩn đoán ung thư giai đoạn sau và được bác sĩ thông báo về cái chết. Thông thường, nỗi sợ của họ còn có hại với tình hình của họ hơn chính căn bệnh ung thư.

Hầu hết mọi người chỉ cảm thấy không được giúp đỡ về cách đối mặt với cái chết. Nếu toàn bộ quá trình chết có thể được chuyển hóa thành hành trình giải thoát đầy hoan hỷ và ý nghĩa, không cần phải cảm thấy lo âu và bi đát.

Ở đây, chúng ta sẽ thảo luận phần về cách đối mặt với cái chết trong bản văn Tạng ngữ Bardo Thodol hay Giải Thoát Nhờ Nghe Trong Trạng Thái Trung Gian. Bởi sự thật rằng Bardo Thodol là một bản văn Đại Viên Mãn Dzogchen, người ta phải thọ nhận quán đỉnh và hoàn thành năm thực hành sơ khởi trước để có thể nghiên cứu tỉ mỉ về bản văn này. Nếu không, nó được xem là một sự vi phạm trình tự nghiên cứu những giáo lý bí mật của Kim Cương thừa khi trao giáo lý cho ai đó không xứng đáng. Đây không chỉ là một lỗi lầm, mà những giáo lý cũng không thể làm lợi lạc bất kỳ ai không đáp ứng yêu cầuVì vậy, các thực hành đặc biệt của Kim Cương thừa trong bản văn này sẽ không được thảo luận ở đây.

Bardo Thodol trình bày hai kiểu phương pháp để đối mặt với cái chết: một là cách đối mặt với cái chết một cách cá nhân; hai là cách giúp người khác đối mặt với cái chết, chẳng hạn trì tụng những bản văn hay Mật chú lúc chết hay thực hành chuyển di thần thức (Phowa[2]), một nghi thức sau khi chết, thứ, giống như dịch vụ chăm sóc hấp hối ở phương Tây, đặc biệt hữu ích với những bệnh nhân vô phương cứu chữa. Những chỉ dẫn trong Bardo Thodol không có sẵn ở bất kỳ nơi nào khác trong các nghiên cứu thông thường ngoại trừ trong y học Tây Tạng, nơi mà chúng được nhắc đến theo cách nào đó.

I. Đối mặt với cái chết một cách đúng đắn

Biết về cái chết một cách chuẩn xác có thể giúp chúng ta vượt qua sợ hãilo âu và sự lảng tránh khi cái chết được nhắc đến bởi chúng ta đã biết rằng cái chết chỉ là một phần của quá trình xoay vòng của cuộc sống, chứ không phải kết thúc. Không cần phải cảm thấy chán nản và bi quan khi đối mặt với cái chết. Trái lạichúng ta thậm chí có thể nâng cuộc đời mình lên một mức độ khác trong cái chết nếu biết cách tận dụng cơ hội.

Từ chết đến tái sinhít nhất có vài cơ hội nữa để một người đạt giải thoát, đạt Phật quả hay tái sinh trong Cực Lạc Sukhavati (cõi Tịnh độ của Phật A Di Đà) nếu người đó nắm bắt được những chỉ dẫn cốt tủy về cái chết. Không đạt được Phật quả hay tái sinh trong cõi Tịnh độ của Phật A Di Đà, bằng cách áp dụng những chỉ dẫn cốt tủy về cái chết, người ta cũng có thể tự tại lựa chọn tái sinh trong cõi người, có một cuộc đời được phú bẩm những tự do và thuận duyên để thực hành Giáo Pháp và rốt ráo đạt giải thoát. Đã nắm vững những chỉ dẫn cốt tủy, người ta không còn chỉ phó mặc nghiệp lực quá khứ khi tái sinh. Thiếu kiến thức này, người ta sẽ bỏ lỡ mọi cơ hội giải thoát khỏi sự kiểm soát của nghiệp lực rất nhiều lần. Vì thế, điều quan trọng là học hỏi những chỉ dẫn cốt tủy về cái chết.

1. Các dấu hiệu báo trước về cái chết

Trước hết, làm sao người ta biết được bản thân sắp chết? Các dấu hiệu báo trước về cái chết được nhắc đến trong nhiều bản văn Đại Viên Mãn Dzogchen. Trong số chúng, một sự giải thích rõ ràng được trình bày trong Tinh Túy Đạo Sư Tâm Linh của Tôn giả Longchenpa[3].

Những dấu hiệu báo trước đến dưới nhiều dạng: tâm lývật lý, giấc mơ, xa, gần, rất gần, v.v… Khi một dấu hiệu xa xuất hiện, một người sẽ chết trong vòng hai hay ba năm. Vài dấu hiệu chỉ ra một người có thể chết trong một năm, sáu tháng hay vài tháng trong khi một số khác cho thấy trong vòng vài ngày. Tuy nhiênchúng ta thường không để tâm đến các điềm báo này bởi chúng ta không biết rằng chúng là những dấu hiệu của cái chết.

Các dấu hiệu gần nhất chỉ ra rằng một người sẽ chết trong hai tiếng đồng hồ hay ít hơn hai mươi giờ sau khi những dấu hiệu như vậy xuất hiện. Ví dụ, khi mắt vẫn có thể thấy nhưng thị lực thì mờ dần; tai có thể nghe nhưng âm thanh thì không rõ, như thể nó đến từ nơi rất xa. Khi những điều này xảy ra, người ta cần biết rằng cái chết vốn đã rất gần.

Nhưng khi một dấu hiệu xa được nhận ra, người ta không thể chỉ sử dụng thực hành Phowa để trực tiếp chạm đến cái chết bởi nó giống như giết hại một mạng sống. Điều cần được thực hiện là tham gia vào thực hành trường thọ Vô Lượng Thọ Phật (Amitayus) để tạm thời đẩy lùi cái chết. Nếu điều này không thể đảo ngược cái chết sau nhiều lần nỗ lực, người ta cần áp dụng những biện pháp sau đây.

Bardo Thodol nói rằng một hành giả tốt thường biết thời điểm qua đời của anh hay cô ấy. Một cách tự nhiên, những người không thực hành chẳng có cách nào biết được điều này. Là những học trò của Phật Phápchúng ta cần nói với bác sĩ như thế này, “Hãy thành thật cho tôi biết nếu tôi không thể được chữa trị. Tôi sẽ không lo sợ bởi tôi là một hành giả và tôi cần chuẩn bị bản thân trước cái chết”. Nếu bác sĩ vẫn giấu sự thật, hãy xem xét thái độ của những người xung quanh.

Đức Khenpo Tsultrim Lodro Rinpoche

Việt dịch: Pema Jyana

Nguồn: Về chết và Tái Sinh – Cách Thức đối Mặt Với Cái Chết

[1] Theo Rigpawiki, Khenpo Tsultrim Lodro là một trong những đạo sư quan trọng nhất hiện sống ở Tây Tạng. Là Pháp tử chính yếu của Khenpo Jigme Phuntsok, Ngài giảng dạy ở Larung Gar.

[2] Theo Rigpawiki, Phowa là thực hành chuyển di thần thức vào lúc chết, hoặc cho bản thân hoặc cho chúng sinh khác. Thần thức có thể được chuyển tới bản tính Pháp thân, tới cõi Tịnh Độ chẳng hạn cõi Tây Phương Cực Lạc hay tới một sự tồn tại thuận lợi trong cõi ngườiThực hành này là một trong Sáu Pháp Du Già Của Naropa, nhưng cũng được tìm thấy trong rất nhiều truyền thừa và hệ thống giáo lý khác, bao gồm Longchen Nyingtik và Namcho. Mặc dù nó cũng nằm trong điều được gọi là “năm thực hành giác ngộ không thiền định“, nó thực sự đòi hỏi một sự rèn luyện kỹ lưỡng trước khi có thể phát huy tác dụng. Hơn thế nữa, các giáo lý cũng khuyên rằng Phowa cho chúng sinh khác chỉ nên được thực hiện bởi vị đã đạt tới con đường của sự thấy!

[3] Theo Khenpo Sodargye, Đấng Toàn Tri Longchenpa hay Longchen Rabjam (1308-1363) được tất cả các truyền thừa Phật giáo ở Xứ Tuyết [Tây Tạngcông nhận là một trong ba hóa hiện của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi. Là một bậc thầy với ân phước gia trì tối thắng, Ngài đã có những đóng góp lớn lao cho trường phái Nyingma của Phật giáo Tây Tạng trong khi hiện thân công đức của các học giảhành giả và thành tựu giả vĩ đại. Ngài đã nghiên cứu các bản văn Hiển giáo và Mật giáo trong suốt cuộc đời, và là tác giả của rất nhiều Giáo lý về Kinh thừa và Mật thừa. Hành giả Phật giáo có lòng sùng mộ chí thành với Tổ Longchenpa sẽ nhận được sự gia trì siêu việt, giúp họ trong việc nghiên cứu và trau dồi Giáo Pháp, cũng như trong việc trao truyền giáo lý, quán đỉnh và chấp nhận học trò. Rất nhiều đạo sư của truyền thừa Nyingma đã đạt các thành tựu nhờ việc thọ nhận ân phước gia trì của Tổ Longchenpa. Bởi thế, hành giả Phật giáo cần nghiên cứu các tác phẩm của Ngài một cách nghiêm túc, không ngừng đảnh lễ Ngài và cầu khẩn ban phước gia hộ.