15148856562_0f1f36e264_o

Những hướng dẫn ban đêm về giấc mộng và sự giải thoát tự nhiên của sự nhầm lẫn

Ở đây có ba phần: (a) hiểu rõ trạng thái mộng, (b) lưu xuất và chuyển hóa, (c) xua tan những che ám đến giấc mộng.

Giấc mộng được gây ra bởi khuynh hướng tiềm tàng, vì thế hãy xem tất cả những hình tướng ban ngày như giấc mộng và như ảo ảnh. Theo sự trình bày trong sự viên mãn của trí tuệ, việc đạt được hiểu biết sâu sắc là “Mọi hiện tượng đều giống như một giấc mộng và ảo ảnh”. Nói cụ thể nó là điều chủ yếu để thực hành các hướng dẫn về hình tướng ban ngày và huyễn thân. Vào lúc này, hãy hình dung mạnh mẽ rằng môi trường, nhà cửa, thành phố, bạn đồng hành, việc nói chuyện, và mọi hoạt động của bạn đều là giấc mộng; và thậm chí nói lớn lên rằng: “Đây là một giấc mộng”. Hãy tiếp tục hình dung điều này chỉ là giấc mộng.

Sau đó khi đi ngủ vào buổi tối, hãy trau dồi Tâm Linh của Tỉnh Thức với suy nghĩ, “Vì lợi ích của tất cả chúng sinh khắp không gian, tôi sẽ thực hành samadhi như huyễn, và sẽ đạt được Phật quả viên mãn. Với mục tiêu đó, tôi sẽ rèn luyện trong giấc mộng”. Sau đó khi bạn nằm hãy nằm nghiêng về vai phải, đầu quay về hướng bắc, tay phải áp dưới má, và tay trái đặt lên đùi. Hãy quán tưởng rõ ràng thân bạn như thân Bổn Tôn đã chọn.

Bổn Tôn đã chọn của bạn có thể là Phật Vajrasattva (Kim Cương Tát Đỏa), Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni), hay vị thầy tâm linh đầu tiên của bạn, như là Đức H.H. Dalai Lama, H.H. Dudjom Rinpoche, hoặc H.H. Karmapa. Tất cả các vị này đều là những tulku đích thực, nên tôi nghĩ rằng điều này thật hoàn toàn thích hợp. Ngài Thinley Norbu Rinpoche, một trong những con trai của H.H. Dudjom Rinpoche, đã bình luận rằng khái niệm của người Mỹ về một tulku khác với truyền thống khái niệm của đạo Phật. Người Mỹ hiểu tulku (hóa thân) là người nhận tái sinh như một tulku và sau đó sống cuộc sống phục vụ người khác. Rồi ngay sau khi chết, vị này chuyển sang kiếp sau và thọ tái sinh trở lại lần nữa. Sau đó họ sống một cuộc sống như tulku, chết đi, và không để lãng phí bất cứ thời gian nào, lại chuyển đến một cuộc sống khác. Thật là vội vànghối hả, gấp gáp một cách tiếp cận kiểu giao thông vào giờ cao điểm đến quả vị tulku. Ngài Thinley bình luận rằng ngược lại với điều đó, quan điểm của đạo Phật là Dharmakaya (Pháp Thân) lưu xuất dễ dàng và vô lượng như các Sambhogakaya (Báo Thân), giống như những tia sáng chiếu ra từ mặt trời. Tất cả điều này xảy ra một cách tự nhiên và vô hạn. Quan điểm đó rất khác biệt với sự chuyển di thẳng một cách vội vàng của vị tulku nhỏ vượt thời gian, nhảy vọt từ kiếp này sang kiếp khác. Có những tulku đích thực, hiện thân thanh tịnh từ Sambhogakaya một cách dễ dàng. Đức Phật Sakyamuni là một tulku rất vĩ đại. Do đó, chư Phật đơn giản là thân lưu xuất của Sambhogakaya và Dharmakaya.

Cũng có các vị khác lập nguyện vị tha nhận tái sinh và cuộc sống hướng dẫn phục vụ, và bạn cũng có thể nói họ là những tulku. Ngày nay nhất là ở phương Tây, khi chúng ta nghe về một lama hóa thân cùng lúc thành hai hay ba người khác nhau cùng thời gianchúng ta nghĩ, “Điều này thật ngạc nhiên. Làm sao có thể xảy ra điều này?” Chúng ta hỏi những câu như vậy vì có cái thấy đơn giản và chật hẹp về ý nghĩa của một tulku. Vậy bạn có ngạc nhiên về hai hoặc ngay cả ba tia sáng chiếu ra từ mặt trời cùng lúc hay không? Giống như những tia sáng mặt trời, các vị tulku là vô số.

Nếu sự quán tưởng của bạn không được rõ ràng, hãy thiết lập một suy nghĩ tự hào, “Tôi là vị Bổn Tôn đã chọn”. Hãy hình dung rằng đầu bạn được tựa vào lòng của vị thầy tâm linh đầu tiên của bạn; và tập trung sự chú tâm một cách sống động vào Đức Orgyen Padma nơi cổ họng bạn, có kích cỡ bằng khớp ngón tay cái của bạn; với vẻ mặt rực rỡ tươi cười, tuy xuất hiện nhưng không có tự tánhCúng dường cầu khẩn trong tâm, “Xin ban phước để con có thể hiểu rõ trạng thái mộng. Xin ban phước để con có thể nhận ra trạng thái mộng như trạng thái mộng”. Nằm xuống theo vị trí sư tử ngủ và phát sinh khao khát mạnh mẽ nhận ra trạng thái mộng như trạng thái mộng; và trong lúc làm như vậy, chìm vào giấc ngủ mà không bị gián đoạn bởi bất cứ tư tưởng nào khác. Thậm chí nếu bạn không hiểu rõ nó vào lần thử đầu tiên, hãy lập lại nhiều lần, và tha thiết thực hành với lòng khao khát mạnh mẽ.

Khi thức dậy vào buổi sáng, hãy suy niệm rõ ràng và mạnh mẽ, “Không có bất cứ một giấc mộng nào trong tối hôm qua còn lại khi tôi thức giấcTương tự, không có bất kỳ hình tướng ban ngày nào sẽ xuất hiện vào tối nay trong giấc mộng của tôi. Không có khác biệt giữa các giấc mộng ban ngày và đêm, nên chúng là ảo ảnh, là giấc mộng”. Đó là một thời công phu.

Nếu bạn vẫn không hiểu rõ trạng thái mộng thậm chí sau khi đã thực hành nhiều lần, thì với những thực hành trước hãy hình dung chính bạn như vị Bổn Tôn đã chọn, vị anh hùng duy nhất, và quán tưởng một cách rõ ràngsống động tại cổ họng bạn là vị Bổn Tôn đã chọn lặp lại một lần nữa, có kích thước bằng ngón tay cái của bạn. Hướng ý thức vào nó không thúc ép và rơi vào giấc ngủ trong lúc mường tượng rằng bạn sẽ biết được trạng thái mộng như trạng thái mộng. Đó là thời công phu thứ hai.

Nếu bạn thấy làm như vậy vẫn khó hiểu rõ trạng thái mộng, hãy hình dung tại cổ họng bạn một hoa sen bốn cánh, với chữ OM ở chính giữa, AH ở phía trước, NU bên phải, TA ở phía sau, và RA ở bên trái. Trước tiên hướng sự quan tâm của bạn vào chữ OM ở giữa; sau đó khi trở nên buồn ngủ hãy tập trung sự nhận thức của bạn vào chữ AH phía trước. Khi rơi vào giấc ngủ, hãy chú tâm vào chữ NU ở bên phải. Khi đã ngủ hoàn toàn, hãy tập trung vào chữ TA ở phía sau. Khi bị rơi nhanh vào giấc ngủ hãy tập trung vào chữ RA ở bên trái. Trong lúc ngủ hãy tập trung chú tâm vào chữ OM ở giữa, và với sự canh chừng giấc mộng không bị gián đoạn bởi bất cứ niệm tưởng nào khác, hiểu rõ trạng thái mộng với sự nhận biết giấc ngủ của bạn. Đó là thời công phu thứ ba.

Nếu những chủng tử không rõ ràng và bạn vẫn không hiểu rõ trạng thái mộng theo cách đó, hãy tập trung sự chú tâm của bạn một cách rõ ràng và sống động vào một bindu ánh sáng tại cổ họng bạn; và với sự canh chừng giấc mộng lúc rơi vào giấc ngủ và nhờ vậy hiểu rõ trạng thái mộng. Đó là thời công phu thứ tư.

Thiền định luân phiên giữa các đối tượng thiền quán, và thực hành với một hiểu biết mạnh mẽ rằng các hình tướng ban ngày là những giấc mộng. Thậm chí tối thiểu trong vòng một tháng hành giả sẽ hiểu rõ trạng thái mộng.

Thoạt tiên sẽ có nhiều giấc mộng hơn, sau đó chúng sẽ trở nên rõ ràng và rồi chúng sẽ được hiểu rõ. Trong trường hợp của một hoàn cảnh đáng sợ, thật dễ nhận ra “Đây là một giấc mộng”. Thật khó hiểu rõ nó một cách tự phát, nhưng nếu hiểu được thì đây là sự ổn định. Nếu không hiểu rõ nó trong bất cứ cách nào, thì có thể bạn vi phạm giới nguyện tantric, vậy hãy áp dụng việc thọ quy y, trau dồi tâm linh tỉnh thứchồi phục qua sám hối mantra một trăm âm, cúng dường ganachakra, tránh nhiễm ô, và thiền định theo những cách trước. Nhờ làm như vậy, trạng thái mộng sẽ được hiểu rõ chỉ trong vòng hai hay ba tháng, và cuối cùng bạn sẽ có thể hiểu rõ nó một cách thường xuyên.

Một ác mộng có thể hoạt động như chất xúc tác để hiểu rõ giấc mộng như giấc mộng. Như một loại suy, khi người Tây Tạng hoảng sợ vào lúc Trung Quốc xâm lăng Tây Tạng, nhiều người đã cầu nguyện, “Ôi, Guru Rinpoche, Guru Rinpoche, xin quan tâm đến con! Tara, xin quan tâm đến con! Con thọ quy y!” Nhưng khi mọi sự tốt đẹp, Guru Rinpoche không còn trong tâm họ. Tara không còn trong lòng họ, và Đức Phật cũng chẳng có trong tâm họ. Điều này cũng tương tự như trong trường hợp giấc mộng. Khi kinh nghiệm ác mộng thật dễ nhận ra đây là một giấc mộng, nhưng một nhận biết mạnh mẽ như vậy lại khó đối với giấc mộng bình thườngTuy nhiên, nếu bằng phương tiện thực hành tha thiết, kéo dài bạn sẽ thật sự nhận ra trạng thái mộng như vậy, đây là một thành tựu nhiều ổn định hơn.

Phục hồi giới nguyện bị đứt qua sám hối thường bao gồm nghi lễ tịnh hóa các giới luật mật tông mà hành giả vi phạm. Sự tịnh hóa như vậy cũng có thể được hoàn thành nhờ tụng niệm mantra một trăm chữ và cúng dường tiệc ganachakra. Ngoài rahành giả phải hết sức tránh những việc bất thiện. Nói khác đi, điều này tùy theo việc vi phạm một hứa nguyện tantric, vậy hãy áp dụng bất kỳ hoặc tất cả các thực hành trước để tịnh hóa vi phạm đó và sau đó quay trở lại thực hành. Một khi hiểu rõ giấc mộng, bạn rèn luyện trong sự chuyển hóa và lưu xuất của giấc mộng, đó là giai đoạn kế tiếp của thực hành này.

Rèn luyện trong sự lưu xuất và chuyển hóa của giấc mộng

Trong lúc hiểu rõ trạng thái mộng, hãy suy niệm, “Vì bây giờ là thân giấc mộng, nên có thể chuyển hóa nó trong bất kỳ cách nào”. Bất kể những gì xuất hiện trong giấc mộng, sự xuất hiện của ma quỷcon người, loài chó, khỉ, v.v… hãy thiền định và chuyển hóa chúng thành vị Bổn Tôn đã chọn. Thực hành nhân rộng chúng bằng sự lưu xuất và thay đổi chúng thành bất cứ những gì bạn thích. Đó là thời công phu thứ năm.

Mọi chủ thể và đối tượng trong giấc mộng đều có thể chuyển hóa. Trong giai đoạn này của thực hành, bạn có thể có một trăm thứ và chuyển hóa chúng thành một, hoặc chỉ có một thứ và nhân nó lên hàng trăm lần. Đây là thực hành mà Ngài Milarepa đã làm trong lúc thức, khi Ngài lưu xuất vô số thân tướng của một đối tượng nào đó. Trong một chuyện kể cá nhân, chính Ngài hiện thân trong sừng một con trâu Yak, mà không cần làm sừng trâu yak trở nên lớn hơn hay làm cho Ngài nhỏ đi. Đó là một biểu hiện rằng Ngài đặc biệt thành thạo trong loại thực hành này.

Trong lúc biết rõ trạng thái mộng, bằng việc phát sinh tha thiết mạnh mẽ đi đến cõi Abhirati ở phía đông hay cõi tịnh độ Orgyen ở hướng tây, bạn có thể đi đến đó và cầu thỉnh Giáo Pháp. Để hàng phục những ma quỷ xuất hiện v.v… hãy thực hành chính bạn hiện thân như một garuda (Kim Sí Điểu) hoặc Hayagriva hay tương tự, và chuyển hóa chúng thành bất cứ cách nào bạn muốn. Ngoài ra, hãy thực hành cô đọng nhiều thứ thành một, và nhân lên một thứ thành nhiều thứ. Đó là thời công phu thứ sáu.

Trên việc nhận biết trạng thái mộng về những gì nó là, bạn có thể phát sinh khao khát đến một cõi tịnh độ; hoặc đơn giản bạn có thể thấy môi trường hiện tại của bạn hoàn toàn như một cõi tịnh độ. Bất kể kinh nghiệm hay hiểu biết nào bạn có trong giai đoạn thực hành phát triển đều có thể áp dụng ở đây. Trong lúc mộng bạn có thể quán tưởng năm gia đình Phật, Vajrasattva, Padmasambhava, hoặc Amitabha đang hiện diện ở cõi Abhirati hay bất cứ cõi tịnh độ nào khác.

Cái thấy qua giấc mộngHiểu rõ trạng thái mộng và đi đến một bờ sông lớn. Hãy suy niệm, “Vì tôi là một thân tâm thức trong giấc mộng, chẳng có gì để dòng sông cuốn đi”. Bằng việc nhảy xuống sông bạn sẽ được mang đi bởi dòng chảy của cực lạc và tánh KhôngThoạt tiên, vì sự chấp bám của ngã chấp bạn sẽ không dám nhảy, nhưng điều này sẽ không xảy ra một khi bạn đã quen thuộc dần với nó. Tương tự, nhờ thấy mọi thứ như lửa, vách núi và loài thú ăn thịt, mọi sợ hãi sẽ khởi lên như samadhi (đại định). Điểm then chốt cho tất cả điều đó là rèn luyện trong các hình tướng ban ngày, thân huyễn, và liệu trước một cách mạnh mẽ về trạng thái mộng. Khi sắp ngủ, điều quan trọng là hướng sự chú tâm của bạn đến bất cứ những gì đang cảm thấy rõ tại cổ họng, hãy là vị thầy tâm linh của bạn, vị Bổn Tôn đã chọn, các chủng tự, hoặc bindu, và điều then chốt là không để bị gián đoạn bởi các khuynh hướng tiềm tàng. Đó là thời công phu thứ bảy.

Trong lúc mộng, bạn phải nhớ rằng mọi sự xảy ra đều không có thực chất hơn một giấc mộng. Ở đây thực sự không có việc nhảy vào dòng nước lũ; không có việc nhảy; cũng không có nước để nhảy vào. Với nhận biết đó, bạn nhảy vào dòng sông. Thực hành này không chỉ áp dụng cho việc nhảy vào dòng sông mà còn vào bất cứ hoàn cảnh nguy hiểm nào dính dáng đến bất kỳ bốn nguyên tố nào. Trong trạng thái mộng, bạn có thể gặp loài thú nguy hiểm hay bất cứ hoàn cảnh đáng sợ nào, bao gồm việc thấy mình trong hỏa ngụcđịa ngục lạnh, hoặc trong cõi ngạ quỷ. Do vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh khủng khiếp nào, hãy nhận biết trạng thái của chính bạn như thân tâm thức, và nhận ra mọi khía cạnh của giấc mộng là chẳng hơn một giấc mộng. Với nhận biết này hãy đi vào những gì nhìn có vẻ như một hoàn cảnh nguy hiểm. Tôi gấp rút nhấn mạnh rằng đây là một thực hành giấc mộng. Đừng nghĩ rằng bạn sẽ đi đến Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) và nhảy xuống, với suy nghĩ, “Ồ, chẳng thực sự có người nhảy”, như vậy bạn sẽ tự kết liễu đời mình và sẽ gặp khó khăn tối thiểu trong năm trăm kiếp sau đó. Ngoài ra, trong trạng thái mộng này nếu thực hành đúng bạn sẽ được cuốn đi bởi dòng chảy cực lạc và tánh Không, sẽ chẳng giống như việc xảy ra nếu bạn nhảy khỏi Cầu Cổng Vàng.

Xua tan những chướng ngại của giấc mộng

Ở đây có bốn phần: (i) sự xua tan qua lúc thức, (ii) xua tan qua tính hay quên, (iii) xua tan qua nhầm lẫn, và (iv) xua tan qua rỗng không.

Xua tan qua tỉnh thức. Ngay khi mới nhận ra “Đây là một giấc mộng!” họ thức dậy và đây là sự xua tan của nhận thức đó. Để xua tan điều đó, hãy duy trì sự chú ý của bạn ở vị trí tim và phía dưới, và tập trung tâm bạn trên một bindu màu đen có kích cỡ bằng hạt đậu, được gọi là “chủng tự của bóng tối”, trên lòng hai bàn chân. Điều đó sẽ xua tan nó.

Xua tan qua tính hay quên. Điều này đòi hỏi phải cảm thấy rõ trạng thái mộng, nhưng đột nhiên trở nên nhầm lẫn và để cho giấc mộng đi tiếp như thông lệ. Để loại bỏ điều đó, hãy rèn luyện trong thân Huyễn vào ban ngày, và tập làm quen với sự hình dung trạng thái mộng. Sau đó, lúc sắp đi ngủ, hãy làm với khao khát “Cầu mong tôi biết được trạng thái mộng như trạng thái mộng, và không bị nhầm lẫn”. Ngoài ra hãy trau dồi sự chú tâmsuy nghĩ, “Cũng thế, khi tôi thấy rõ trạng thái mộng, cầu mong tôi không bị nhầm lẫn”. Điều này sẽ xua tan nó.

Xua tan qua nhầm lẫn: Nếu giấc mộng của bạn chỉ là các hình tướng lừa gạt của những khuynh hướng tiềm tàng có hại, sự nhận biết của bạn trở nên lộn xộn và không bao giờ hoàn toàn nhận ra trạng thái mộng. Do đó, vào ban ngày hãy hình dung giấc mộng một cách mạnh mẽ và làm nổi bật thân huyễn. Hãy áp dụng tịnh hóa chướng ngạithực hành mong muốn và sám hối, và cúng dường ganachakra. Nhờ thực hành mãnh liệt pranayama với năng lượng sự sống và tiếp tục với toàn bộ điều này, khó khăn sẽ được xua tan.

Xua tan qua sự mất ngủ: Nếu giấc ngủ bị xua tan vì đề phòng mạnh mẽ, và bạn bị rối vì ý thức không chịu ngủ, chống lại việc này bằng cách quán tưởng một bindu màu đen ở giữa ngực bạn. Phát sinh sự đề phòng không cưỡng ép và chỉ trong một thoáng, và nhờ giải phóng sự nhận biết của bạn, không thiền định về giấc ngủ, bạn sẽ rơi vào giấc ngủ và thấy rõ trạng thái mộng.

Xua tan qua sự lười biếng: Trước tiên, đối với việc không ảo tưởng (trong chu trình sinh tử) và sự xuất hiện của tinh linh, bạn có thể làm một ít thực hành trong nhập thất v.v… Bạn cũng có thể thấy rõ trạng thái mộng; nhưng sau đó khi không tách khỏi sự thỏa mãn dục vọng, bạn bị nhiễm trong sự tiêu khiển vô ích. Với một tính khí yếu đuối bạn trở nên hoàn toàn bình thường, và vì lười biếng, bạn làm hỏng sự thực hành tâm linh của mình. Không có kiến thanh tịnh về bất cứ Giáo Pháp nào và những thực hành được thực hiện bởi người khác, bạn xét đoán chúng bằng những tiêu chuẩn của mình, và tâm bạn rơi vào sự nhai lại, “Tôi cũng đã làm điều đó và bây giờ tôi cũng giống như vậy. Những người khác cũng giống như tôi”.

Loại thái độ này rất phổ biến ở Tây Tạng và cũng thường thấy ở phương Tây. Vào lúc bắt đầu thực hành, người ta nhiệt tình lắng nghe giáo lý và nôn nóng thực hànhNhàm chán samsara, họ tích cực để đạt giải thoát, tiêu tốn thời gian trong nhập thất, và họ có thể thực sự có một số nhận biết. Kết quả là một số người cảm thấy họ hoàn toàn đặc biệt, nghĩ rằng họ trở thành hành giả thực sự. Dù bạn là người Tây Tạng hay phương Tây đều rất dễ rơi vào bẫy rập này.

Những vấn đề này xuất hiện vì người ta vẫn dính líu rất nhiều vào tám mối quan tâm thế gian và điều này làm họ mắc kẹt trong những tiêu khiển vô ích như trước. Sự giải độc cho điều này là thiền định về Tứ Diệu Đế và Bốn Suy Niệm làm Chuyển TâmVấn đề trên xảy ra đặc biệt khi người ta đòi hỏi một ít danh tiếng, khi họ có được một danh hiệu cho chính họ như những thiền giả đã kinh nghiệm. Nó đặc biệt quan trọng cho những vị thầy phải cẩn thận về mặt này, vì nó là hầm hố mà họ có thể dễ dàng rơi vào.

Sự nhắc đến có một tính khí yếu đuối và trở nên hoàn toàn bình thường có nghĩa bạn thụt lùi trong thực hành tâm linh của mình. Người Tây Tạng có thể nói, “Tôi đã tiêu tốn nhiều năm trong tu viện đại học, và sau đó trong một trung tâm thực hành, và tôi đã có những kinh nghiệm như vậy, nhưng tôi cũng chỉ như vậy”. Rồi sau đó họ có thể xét đoán người khác bằng những tiêu chuẩn của họ, nghĩ rằng, “Những người khác cũng chẳng thực hành nhiều hơn tôi, vậy họ cũng chẳng cao hơn tôi được”. Đó là tính tự cao tự đại và không biết xấu hổ trong loại thái độ này, và sự giải độc cho nó là hãy trở lại sự thực hành chuẩn bị.

Về điều đó, hãy thiền định trên sự khó đạt được cuộc sống làm người với nhàn rỗi và thuận lợi, về cái chết và vô thường. Điều quan trọng nhất là bạn hãy thiền định về những khiếm khuyết của chu trình sinh tử và từ bỏ cuộc sống này về mặt tinh thần. Bằng việc áp dụng chính bạn trong nhập thất đơn độc v.v.. sự nhận biết dựa trên kinh nghiệm trước đây của bạn sẽ phục hồi và sẽ hiểu rõ trạng thái mộng trở lại.

Khi dấn thân tha thiết vào thực hành lần thứ hai hãy chắc rằng bạn sẽ không rơi vào bẫy rập tương tự như trước. Điều này có thể xảy ra rất dễ dàng, như đã minh họa trong một giai đoạn cuộc sống của Ngài Milarepa. Milarepa, một bậc đại giác ngộ, xin được ở trọ tại nhà một vị tu sĩ và được nhận vào nhà vào ban đêm. Ngài Milarepa ngủ ở tầng dưới và vị tu sĩ ngủ ở tầng trên. Đêm đó vị tu sĩ ngủ thiếp đi, ông ta nghĩ, “ Ngày mai ta sẽ giết thịt con bò của ta. Khi nó bị giết thịt ta sẽ làm như thế này và như thế kia với thịt, xương, da, và đầu của nó”. Vị tu sĩ hoạch định mọi chi tiết, ngoại trừ việc ông ta sẽ làm với cái đuôi của con bò, vì điều đó ông ta đã quên. Vị tu sĩ này đã hoàn toàn nổi tiếng, và ông ta mặc quần áo sang trọng của một vị tu sĩ cao cấp, một vị thầy của nhiều đệ tử.

Khi vị tu sĩ thức dậy vào buổi sáng, ông rửa mặt và niệm bài nguyện buổi sáng. Nhìn vào Milarepa và thấy Ngài xem ra vẫn còn ngủ, vị tu sĩ đập vào Ngài Milarepa một cách kiêu căng và nói, “Này, anh kia, tại sao bây giờ vẫn còn ngủ? Tại sao không dậy và thực hành đi?” Ngài Milarepa hé mắt một chút và trả lời một cách chếnh choáng, “Vấn đề là tối qua tôi đã nằm mơ rằng tôi sắp giết một con bò, và tôi mơ tưởng đến việc sẽ làm với mỗi phần của con bò. Nhưng lại chưa nghĩ đến việc tôi phải làm gì với cái đuôi của nó. Đó là điều tại sao tôi ngủ quên”. Đây là một ví dụ về một người mà toàn bộ cách sống có vẻ là một hành giả của Giáo Pháp, trong khi bên trong họ lại hoàn toàn vướng mắc vào tám mối quan tâm thế gian.

Nếu không tôn kính vị thầy tâm linh thì sẽ không hiểu rõ trạng thái mộng; nếu giới nguyện mật tông bị suy thoái, cũng chẳng hiểu rõ trạng thái mộng; nếu không có quen thuộc sẽ chẳng hiểu rõ được nó, và nếu không có các điểm then chốt của những hướng dẫn thiết thực sẽ chẳng hiểu rõ nó. Do vậy phải biết rõ phương pháp để chữa những vấn đề này.

Có nói rằng nhờ rèn luyện trong tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng này, vì tiến trình chuyển tiếp của tự thân thực tại và sự trở thành cũng giống như trạng thái mộng, những tiến trình chuyển tiếp này sẽ được hiểu rõNgoài ra, có nói rằng nếu trạng thái mộng được hiểu rõ bảy lần, tiến trình chuyển tiếp (sau khi chết) sẽ được nhận biết. Đây là những hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng được gọi là “sự giải thoát tự nhiên của nhầm lẫn”. Samaya.

Sự nhắc đến việc nhận biết trạng thái mộng bảy lần ngụ ý hành giả có thể nhận thức trạng thái mộng trên căn bản đều đặn. Nếu duy trì khả năng đó suốt quãng đời còn lại của bạn thì sẽ có nhiều cơ hội rất tốt để bạn có thể nhận biết tiến trình chuyển tiếp sau khi chếtTrái lại, nếu ai đó nhận biết trạng thái mộng bảy lần hoặc thậm chí trên một nền tảng đều đặn và sau đó ngừng thực hành, thì không chắc rằng họ sẽ có khả năng nhận biết tiến trình chuyển tiếp sau khi chết.

Đức Padmasambhava và Đức Gyatrul Rinpoche Luận Giảng

Việt dịch: Tuệ Pháp – Nhà Xuất bản Trí tuệ, Boston

Trích: Giải Thoát Tự Nhiên – Giáo lý của Đức Padmasambhava về Sáu Bardo (Luận Giảng: Ngài Gyatrul Rinpoche)