4cf711db417283363c048e442d2eb382_715__2

Thấy mọi vật như chúng đang là

Nếu chúng ta suy ngẫm ngay cả một khu nhỏ của lãnh vực rộng lớn trong đời sống, chúng ta đương đầu với nhiều hình thức đa dạng trong cuộc sống quá dữ dội đến nỗi nó bất chấp tất cả mọi diện mạo. Tuy nhiên ba đặc tính cơ bản có thể thấy rõ như tướng chung đối với mọi vật hữu tình, từ vi khuẩn đến con người, từ những cảm giác đơn giản nhất đến những tư tưởng của một thiên tài sáng tạo:

– Vô thường hay sự biến đổi (anicca)
– Khổ hay bất toại nguyện (dukkha)
– Vô ngã hay không có thực (anattā)

Ba sự kiện cơ bản nầy đầu tiên được tìm thấy và phát biểu có hệ thống cách đây hơn 2.500 năm do Đức Phật, ngài được gọi một cách chính đáng “Thế Gian Giải” (loka-vidū). Chúng được chỉ định, trong thuật ngữ Phật giáo, tam tướng (ti-lakkhaṇa) – những dấu hiệu, ký hiệu không thể thay đổi của mọi vật gắn vào trong sinh vật, “dấu hiệu” đó đóng dấu ngay trên chính gương mặt cuộc đời.

Trong ba đặc tính đó, thứ nhất và thứ ba áp dụng trực tiếp vào đời sống vô tình cũng như hữu tình, đối với mọi thực tại cụ thể bằng chính bản chất của nó phải chịu thay đổi và không có thực/ vật chất. Đặc tính thứ hai, khổ, dĩ nhiên chỉ có sự trải nghiệm của hữu tình. Nhưng Đức Phật áp dụng đặc tính khổ cho tất cả mọi vật có điều kiện (các pháp hữu vi), trong ý nghĩa rằng, đối với chúng sanh hữu tình, mọi vật có điều kiện là nhân tiềm tàng của khổ được trải nghiệm và bất cứ trường hợp nào đều không có khả năng cho sự toại nguyện lâu dài. Như vậy ba nầy quả thực là đặc tính phổ biến thực sự gắn liền với điều thấp hay cao hơn lãnh vực nhận thức bình thường của chúng ta.

Đức Phật dạy rằng cuộc đời chỉ có thể hiểu đúng với điều kiện ba sự kiện cơ bản nầy được hiểu. Và sự hiểu biết nầy phải xảy ra, không chỉ hợp lý mà còn đương đầu với sự trải nghiệm của chính người đó. Trí tuệ thấu suốt, là yếu tố giải thoát tuyệt đối, bao gồm chỉ trong sự hiểu biết từng trải của ba đặc tính nầy như được áp dụng đối với những tiến trình thân tâm của chính người đó, được đào sâu và thuần thục trong thiền.

Thấy mọi vật như chúng thực sự là nghĩa là thấy chúng kiên định trong ánh sáng của ba đặc tính nầy. Không thấy chúng trong cách nầy, hay tự dối mình về thực tại và lãnh vực áp dụng của chúng, là dấu hiệu hạn chế của vô minh, và vô minh chính nó là nhân tiềm ẩn của khổ, kết thành mạng lưới mà con người bị vướng trong đó – mạng lưới của những hy vọng giả dối, của những khao khát phi thực tế và tai hại, của những ý thức hệ lừa gạt và những giá trị và mục đích trụy lạc.

Không biết và xuyên tạc ba sự kiện cơ bản nầy cuối cùng chỉ dẫn đến tâm trạng vỡ mộng, chán ngán và thất vọng. Nhưng nếu chúng ta học để thấy xuyên qua những vẻ bề ngoài lừa dối, và nhận thức ba đặc tính nầy, điều nầy sẽ đem lại lợi ích vô cùng to lớn, cả trong đời sống hằng ngày và trong tinh thần phấn đấu của chúng ta. Ở mức độ trần thế, sự hiểu biết rõ về vô thường, khổ và vô ngã sẽ đem đến cho chúng ta cách nhìn cuộc đời lành mạnh hơn. Nó sẽ giải thoát chúng ta khỏi những mong ước phi hiện thực, ban cho lòng can đảm chấp nhận khổ và thất bại, và che chở chúng ta chống lại những giả định và niềm tin hão huyền. Trong việc truy tìm siêu thế, sự hiểu biết ba đặc tính nầy sẽ không thể thiếu được. Sự trải nghiệm trong thiền về tất cả các hiện tượng như không thể tách rời khỏi ba dấu ấn nầy sẽ lỏng dần, và cuối cùng cắt, những mối ràng buộc cột trói chúng ta vào sự tồn tại giả dối tưởng là vĩnh cửu, vui thú và có thật. Tất cả mọi vật bên trong và bên ngoài sẽ được thấy rõ dần trong bản chất thực của chúng: như thường thay đổi, như buộc phải chịu khổ và như không có thật, không có linh hồn trường tồn hay tinh hoa vĩnh cửu. Bằng cách thấy như vậy, tính tách khỏi (viễn ly) sẽ dần dần mang lại tự do vô cùng lớn lao khỏi sự chấp thủ vào bản ngã và lên đến đỉnh cao – Niết bàn, cuối cùng tâm giải thoát khỏi khổ.

Hòa Thượng Nyanaponika

Thích Nữ Huyền Châu Dịch

Nguồn: Thấy mọi vật như chúng đang là