tagdrol 31

Cách giúp người sắp chết

Đức Phật dạy giúp một người khác chết bình an và tự tại là một trong những hành động tốt nhất của lòng tốt mà chúng ta có thể thực hiện, bởi lẽ cận tử nghiệp là rất quan trọng để quyết định và ảnh hưởng đến sự tái sinh kế tiếp.

Tuy nhiên, giúp người sắp chết không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Khi sắp chết, họ trải qua nhiều sự khó khăn và thay đổi, và điều này tự nhiên sẽ đưa đến sự bối rối cũng như những cảm xúc đau đớn. Họ có nhiều nhu cầu như mong thân thể giảm đau và bớt khó chịu, hỗ trợ trong việc thực hiện các công việc cơ bản nhất như uống nước, ăn cơm, đi vệ sinh, tắm rửa và v.v… Họ có nhu cầu tình cảm như mong được tôn trọng, đối xử tốt, yêu thương, nói chuyện hay lắng nghe; hoặc vào những thời điểm nào đó, được ở một mình và yên lặng. Họ có nhu cầu tâm linh như để hiểu được ý nghĩa cuộc sống, nỗi đau khổ và cái chết của họ; để hy vọng vượt ra ngoài cái chết; để cảm thấy rằng họ sẽ được chăm sóc và hướng dẫn bởi một ai đó hoặc một bậc trí tuệ và mạnh mẽ hơn bản thân họ.

Do đó một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong việc giúp đỡ một người sắp chết là cố gắng hiểu nhu cầu của họ là gì và làm những gì chúng ta có thể để chăm sóc họ. Chúng ta có thể làm điều này tốt nhất bằng cách quên đi nhu cầu và mong muốn của mình bất cứ khi nào chúng ta đến thăm họ và quyết định đơn giản là ở đó là vì họ, sẵn sàng làm bất cứ điều gì phải làm, bất cứ điều gì có thể để giúp họ dễ chịuyên ổn và an bình hơn.

Có rất nhiều sách hướng dẫn về cách chăm sóc và đáp ứng nhu cầu tình cảm và thân thể của người sắp chết rất hay (phần tham khảo cuối sách). Ở đây chúng ta sẽ tập trung vào các nhu cầu tâm linh và cách đáp ứng những nhu cầu này.

1. Làm chủ cảm xúc của mình

Như đã đề cập ở trên, khi cận tử nghiệp đến, đôi khi người sắp chết sẽ trải qua những cảm xúc đáng sợ như sợ hãihối tiếc, buồn bã, bám víu chấp thủ lấy người thân và tài sản của cuộc đời này, và thậm chí rất tức giận (vì không muốn chết mà phải chết). Họ có thể gặp khó khăn trong việc đối phó với những cảm xúc này, và có thể thấy bị choáng ngợp, như thể chết đuối trầm cảm khởi lên trong tâm họ. Cái hữu ích cho họ trong những lúc khó khăn này là ngồi với họ, kiên nhẫn lắng nghe họ nói và ban bố những lời an ủi để ổn định tâm họ.

Nhưng để có thể làm điều này một cách hiệu quảchúng ta cần phải biết cách đối phó với những cảm xúc của chính mình. Ngay giây phút hiện diện cái chết có lẽ sẽ mang đến những cảm xúc đáng lo ngại tương tự trong đầu chúng ta như trong tâm trí của người sắp chết — sợ hãi, buồn bã, tham luyến, bất lực, và v.v... Một số cảm xúc mà chúng ta chưa từng trải qua trước đây, và chúng ta có thể cảm thấy ngạc nhiên và thậm chí bối rối khi chúng xuất hiện trong đầu. Vì vậychúng ta cần phải biết cách đối phó với chúng trong chính chúng ta trước khi chúng ta thực sự có thể giúp người khác đối phó với chúng.

Một trong những phương pháp tốt nhất để đối phó với các cảm xúc là thiền chánh niệm (xem ở trên). Một cách khác là quán niệm về vô thườngthực tế là bản thân chúng ta, những người khác, thân và tâm của chúng ta, và vạn pháp trong thế giới xung quanh chúng ta, đang thay đổi liên tục, không bao giờ giống nhau từ sát na này sang sát na kế tiếpNhận thức và chấp nhận sự vô thường là một trong những thuốc giải độc mạnh nhất để trừ bệnh tham luyến, cũng như sợ hãi, thường là một cảm giác đối kháng với sự thay đổi. Ngoài raniềm tin bất động trong ba ngôi tam bảo (Phật, pháp và tăng) là cực kỳ hữu ích trong việc cung cấp sức mạnh và lòng can đảm mà chúng ta cần phải đối mặt và đối phó với những cảm xúc phiền não hỗn loạn.

Nếu người sắp chết là thành viên trong gia đình hoặc bạn bè, chúng ta sẽ có nhiều thách thức hơn về việc phải đối phó với những tham luyến và mong đợi của chúng ta trong việc liên hệ với người chết. Mặc dù rất khó, nhưng điều tốt nhất chúng ta có thể làm là học cách buông chấp ngã “cái ta”. Bám lấy ngã là không thực tế, và sẽ chỉ gây ra nhiều đau khổ hơn cho cả chúng ta và người chết. Một lần nữa, quán niệm vô thường là phương thuốc hiệu quả nhất để trị bệnh tham luyến.

2. Hy vọng và tha thứ

Sogyal Rinpoche, trong cuốn Tử Thư Tây Tạng (trang 212-213), nói rằng hai điều rất quan trọng trong việc giúp một người sắp chết là ban sự hy vọng và tha thứ. Khi chết, nhiều người có cảm giác tội lỗihối tiếc, trầm cảm hoặc tuyệt vọngChúng ta có thể giúp người chết bằng cách cho phép họ thể hiện cảm xúc của họ, và bằng cách nghe một cách kiên nhẫn thương xót, không phán xét, khuyến khích người chết nhớ những điều tốt đẹp họ đã làm khi còn sống, và tán dương cách sống mà người chết đã trải qua. Tập trung vào những thành công và đức hạnh của người chết, tránh nói về những thất bại và hành vi sai trái của người chết. Nếu được, hãy nhắc nhở rằng bản chất thật của mọi người ngay cả người chết vốn là thiện lành và thanh tịnh (trong Phật giáo gọi đây là “bản lai thiện”) và những lỗi lầm và sai trái của người chết là tạm thời và có thể tan biến nếu thành tâm sám hối từ bỏ, giống như bụi bẩn trên cửa sổ, nếu chùi sẽ sạch.

Một số người có thể lo ngại rằng họ làm quá nhiều tội đến mức khó thể tha thứ được. Nếu họ tin vào Chúa hay Phật, mong Chúa và Phật là những nguồn suối tình thương vị thabình đẳng vô tận, vô điều kiện, sẽ chứng minh sự sám hối và tha thứ những tội lỗi lỡ phạm của họ. Nếu những người đó chưa có niềm tin giống như vậy thì điều họ cần là họ hãy tha thứ cho bản thân họ, để lòng nhẹ nhàng thanh thảnChúng ta có thể giúp họ làm điều này bằng cách khuyến khích họ chân thành sám hối cho những sai lầm và quán tưởng sẽ được tha thứ. Đó là tất cả những gì họ cần làm. Khuyên họ rằng bất kỳ hành động nào đã được thực hiện trong quá khứ đều đã qua và không thể thay đổi được, vì vậy tốt nhất là buông thả chúng xuống. Tuy nhiênchúng ta có thể thay đổi từ thời điểm này trở đi, nếu người đó thực sự hối hận về những sai lầm của mình và mong muốn biến đổi bản thân mình, không có lý do gì mà vị ấy không thể tìm thấy sự tha thứ. Nếu có những người đã hại người khác và hiện nay vẫn còn sống, hãy khuyến khích họ phát lồ sám hối và sẽ được sự tha thứ.

Tất cả các tôn giáo đều nhấn mạnh sức mạnh của sự tha thứ, và điều lợi lạc này rất cần cho ai đó sắp chết. Qua sự tha thứ và được tha thứchúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, được thanh lọc bóng tối tội lỗi mà chính mình đã lỡ phạm và chuẩn bị hoàn thiện hơn cho cuộc hành trình xuyên qua cái chết.

3. Cách giúp người phật tử sắp chết

Nếu người sắp chết là Phật tử, hãy đặt câu hỏi để tìm hiểu về trình độ Phật pháp của họ, và những câu trả lời của họ sẽ cho chúng ta một ý tưởng tốt hơn phải làm gì thích hợp về mặt tinh thần để giúp họ. Ví dụ, nếu người đó có lòng tin mạnh mẽ và thường nguyện Bồ Tát Quan Âm (Tây Tạng: Chenrezig, tiếng Anh: Avalokitesvara) thì chúng ta nên khuyến khích họ kiên trì tin tưởng và tha thiết nguyện Bồ tát Quan Âm càng nhiều càng tốt. Hoặc nếu người đó là một thiền sinh Tứ niệm xứ thì nên khuyến khích họ tọa thiền chánh niệm nhiều nhất có thể. Tóm lại, bất kỳ giáo lý và pháp môn nào họ quen thuộc và tin tưởng, hãy sách tấn họ tiếp tục giữ vững và làm bất cứ điều gì có thể để khiến cho họ có lòng tin bất động và an vui khi tu tập. Nếu họ gặp khó khăn khi công phu, vì khó chịu, mệt mỏi hay rối loạn thì chúng ta hãy cùng tập luyện với họ để chia sẻ kinh nghiệm.

Nếu có thể, hãy đặt hình ảnh của Đức Phật Thích CaBồ Tát Quan ÂmĐức Phật A Di Đà, và v.v… trong tầm mắt của người sắp chết. Nếu vị ấy đã kính thờ bậc đạo sư tinh thần nào, chúng ta có thể đặt hình ảnh của bậc tôn sư đó là tốt nhất. Cũng rất hữu ích khi tụng danh hiệu của chư Phật cho người chết nghe, bởi vì Đức Phật đã phát nguyện sẽ đưa tay giúp chúng sinh lên cõi tịnh độ, tránh tái sinh ở những nơi đau khổ.

Nên tụng kinh về vô thường và những pháp ấn khác, nhưng chỉ tổ chức khi họ cảm thấy vui nghe, chứ không nên gán ép. Cũng vậy, cẩn thận dò xem, đừng tạo ra điều gì khiến họ bị phiền não hoặc khó chịu (ví dụ, nếu chủ đề khó hiểu hoặc mới và không quen thuộc). Hãy nhớ rằng điều quan trọng nhất là giúp người sắp chết có một trạng thái khinh an và hướng thiện vào lúc trước và trong khi họ chết.

Nếu người sắp chết không biết cách thiền hay cầu nguyện, trong trường hợp đó, chúng ta có thể thiền hay tụng kinh cầu nguyện với sự hiện diện của người sắp chết và hồi hướng công đức này để họ bình yên tâm hồn vào lúc cận tử nghiệp và có một tái sinh tốt. Chúng ta cũng có thể hướng dẫn người chết cách cầu nguyện theo đạo Phật, cầu nguyện ra lời hay tim lặng nhưng xuất phát từ chính trái tim của họ. Ví dụ, họ có thể cầu Đức Phật Thích CaBồ Tát Quan Âm hoặc bất cứ vị Phật nào quen thuộc mà họ nương tựa tâm linh trong suốt thời gian khó khăn vừa qua, để giúp họ tăng trưởng lòng tinsức mạnh và can đảm để đối phó với nỗi khổ của họ, giữ cho tâm trí yên bình, và hướng tới tái sinh tốt trong đời sau.

Kế tiếp là một pháp thiền đơn giản chúng ta có thể hướng dẫn cho người sắp chết thực hiệnquán tưởng tướng hảo của đức Phật nào mà người sắp chết tôn kính tin tưởng như là hiện thân của tất cả tánh thiện, thanh tịnhtừ bilòng tốttha thứ, và trí tuệ. Quán hào quang từ thân kim sắc của Đức Phật tỏa khắp thân tâm của người sắp chết, thanh lọc những điều xấu mà họ từng làm hoặc suy nghĩ, và cầu nguyện trong tâm họ chỉ có những tư tưởng thiện, trong sáng và hợp nhất với tâm Phậthoàn toàn thuần khiết và thánh thiện. Nếu người sắp chết không thể thực hiện pháp thiền quán này (ví dụ như quá yếu hoặc hôn mê) thì chúng ta có thể quán giùm, tưởng tướng hảo của Phật hiện trên đầu người chết, từ bi xoa dịu và rước họ về cảnh giới Cực Lạc.

Ngoài ra, để tránh sự lo lắng và phiền não, hãy khuyến khích người chết đừng bận tâm về những người thân và tài sản của họ – đảm bảo với họ rằng mọi thứ sẽ được thu xếp yên ổn – hãy đặt niềm tin vào Tam Bảo và đừng sợ những gì sẽ xảy ra phía trước. Làm những gì có thể để giúp họ vun bồi những tư tưởng hướng thiện như lòng tinkiên trì và tình thương để tránh những suy nghĩ bất thiện như giận dữ và tham luyến.

4. Cách giúp người ngoại đạo sắp chết

Nếu người sắp chết thuộc về tôn giáo khác, hãy cố gắng tìm hiểu những gì họ tin tưởng và biết về tôn giáo của họ để nói chuyện một cách phù hợp. Ví dụ, nếu đạo Thiên Chúa, hãy khuyến khích họ có niềm tin mạnh mẽ và cầu được về với Chúa trên thiên đàng, sau khi rời bỏ cuộc sống này. Hãy tôn trọng niềm tin tôn giáo của người sắp mất và nhớ rằng điều quan trọng nhất là giúp người đó có những suy nghĩ tích cực trong tâm, phù hợp với niềm tin và thực hành tôn giáo của họ. Không nên áp đặt tôn giáo của chúng ta lên họ hay cố gắng chuyển đạo họ bởi lẽ như vậy sẽ không tôn trọng họ và mất tư cách mình, cũng như có thể khiến họ trở nên bối rối và bất ổn, hãy để họ tự nguyện.

Nếu người sắp mất không có theo tôn giáo nào thì chúng ta dùng lời bình thường (không có tôn giáo) nói chuyện để giúp họ thoát khỏi những suy nghĩ có hại như sân giận, tham luyến, và phát triển những tư tưởng thiện và an bình. Nếu họ tỏ ra thích thú khi biết chúng ta tin vào điều gì đó (ví dụ đạo Phật), chúng ta có thể chia sẻ với họ nhưng phải cẩn thận khi nói. Sẽ hiệu quả hơn nếu biết người, biết ta, để họ và chúng ta cùng thảo luận lần lượt với nhau. Ví dụ: nếu người sắp chết đó hỏi điều gì xảy ra sau khi chết, thay vì ngay lập tức đưa ra lời giải thích về tái sinhchúng ta có thể nói điều đó “Tôi không thực sự biết chắc chắn. Bạn nghĩ gì? ” Và lấy ý đó của họ để nói chuyện.

Nếu người sắp chết thực sự muốn biết về đạo Phật và cách tu tập thì rất tốt để giải thích điều này với họ. Chúng ta có thể nói về cuộc đời và giáo lý của Đức PhậtTứ Diệu Đếvô thườngtừ bi và vị tha, và v.v… Chỉ cần nhạy cảm với phản ứng của người sắp chết— hãy dè dặt để không bị thúc đẩynếu không họ có thể sẽ trở nên tiêu cực. Hãy nhớ rằng, điểm mấu chốt là giúp họ giảm suy nghĩ tiêu cực càng nhiều càng tốt và có một trạng thái tâm linh hướng thiện và an bình.

Nếu người sắp chết đó không phải là Phật tử và cảm thấy không thoải mái khi nghe thấy cầu nguyện hay thực hành pháp của Phật thì chúng ta vẫn có thể thực hiện những điều này một cách im lặng mà không cần họ biết. Ví dụ, có thể ngồi bên cạnh họ, thiền quán về tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả) và gửi năng lượng tràn đầy lòng từ của chúng ta sang họ. Hoặc có thể quán tưởng Đức Phật Thích Ca hoặc Bồ Tát Quan Âm từ bi gia hộ trên đầu người sắp mất, hoặc chúng ta có thể im lặng trì thần chú và cầu nguyện trong khi quán thấy một luồng ánh sáng an lành từ Đức Phật truyền vào người sắp chết, thanh lọc và chuyển hóa tâm người sắp mất khiến họ trở nên bình an và thanh tịnh hơn. Rất có thể người sắp mất đó sẽ cảm nhận được ảnh hưởng của những quán tưởng hay tụng niệm này mặc dù họ không biết rằng họ hay chúng ta đang tu tập điều này thay họ!

5. Thời gian chết (cận tử nghiệp)

Chúng ta có thể tiếp tục thực hành thiền, tụng kinhtrì chúniệm Phật và v.v… ngay khi người đó sắp chết (cận tử nghiệp) và càng lâu càng tốt sau khi họ ngừng thở. Hãy nhớ rằng sự ngừng hơi thở không phải là dấu hiệu của sự chết theo Phật giáo. Đó chỉ là thứ tư trong tám giai đoạn của quá trình chết, và điểm chết thực sự, khi ý thức rời khỏi thân thể, là sau giai đoạn thứ tám.

Mất bao lâu để người đó đến được giai đoạn đó sau khi ngừng thở? Điều đó không chắc chắn – bởi lẽ nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nguyên nhân gây tử vong (ví dụ, nếu người đó bị thương nặng trong tai nạn xe hơi, ý thức có thể rời thân thể sớm hơn trong trường hợp chết già hay chết tự nhiên), và trạng thái tâm lực của một người (một thiền giả có kinh nghiệm sẽ có thể an trú trong giai đoạn thứ tám, trạng thái ánh sáng rõ ràng, nhập thiền lâu hơn một người có ít hoặc chưa có kinh nghiệm thiền định).

Làm sao chúng ta có thể biết khi nào một người đã chết thật sự? Theo truyền thống Tây Tạng, có một số dấu hiệu cho thấy rằng ý thức đã rời khỏi cơ thể: nhiệt nóng của trái tim chấm dứtmùi hôi bắt đầu phát ra từ cơ thể, và một lượng nhỏ chất lỏng sẽ chảy ra từ lỗ mũi hoặc các cơ quan tình dụcVì vậy, tốt nhất là để cơ thể yên, không bị xáo động, cho đến khi những dấu hiệu này xảy ra, có thể là vài giờ hoặc thậm chí vài ngày sau khi hơi thở đã chấm dứt. Điều này có thể xảy ra nếu người đó đã chết ở nhà, nhưng khó thực hiện trong bệnh viện vì bệnh viện có các quy tắc về thời gian, một cơ thể có thể được giữ trong phòng hoặc ngăn lạnh bao lâu có thời hạnChúng ta có thể yêu cầu nhân viên bệnh viện di chuyển cơ thể người chết đến một căn phòng khác, nơi có thể được để xác lại trong vài giờ nữa để chúng ta có thể niệm Phật và trì thần chú tiếp tục.

Tốt nhất là không chạm vào cơ thể từ lúc hơi thở ngừng lại cho đến khi ý thức rời thân xác. Tuy nhiênnếu cần chạm vào cơ thể trong thời gian này thì đầu tiên kéo tóc trên đỉnh đầu (hoặc chỉ cần chạm vào đỉnh đầu nếu không có tóc). Điều này sẽ kích thích tâm linh của người chết rời thân từ đỉnh đầu. Đây là điểm xuất phát cho một trạng thái tái sinh đầy may mắn như cõi Cực Lạc. Sau đó, mới có thể chạm vào các phần khác của cơ thể.

Trong truyền thống Phật giáochúng ta không nên khóc trước sự hiện diện của người sắp chết hoặc đã ngừng thở. Cũng không tốt khi nói về tài sản của người đó và cách phân phối chúng. Nghe những âm thanh như vậy có thể làm phân tán tâm của họ. Các thành viên trong gia đình và bạn bè có thể đến một phòng khác để khóc hoặc thảo luận các vấn đề thực tế. Trước sự hiện diện của người đã chết, tốt nhất là chỉ có những âm thanh khai thị, tụng kinhniệm Phậttrì chú và những hướng dẫn tu tập tâm linh khác.

Đức Lạt Ma Zopa Rinpoche đề nghị một số các nghi thức để cầu nguyện cho người đã chết như: Đức Phật Dược Sư, Phật A Di ĐàThần chú Chenrezig (Om mani padme hum), Thở Ra (Giving Breath to the Wretched), và King Nguyện (the King of Prayers). Nếu ai muốn có những kinh này hay các pháp thực hành khác cho người chết, xin liên lạc email: materials@fpmt.org. Nếu có một Lạt ma hoặc Chư tôn thiền đức tăng ni trong khu vực của chúng ta, những người biết cách thực hành Phowa (chuyển giao ý thức), chúng ta có thể mời quý ngài làm điều đó. Nếu không có như vậy, thì cứ tụng kinh cầu nguyện và thực hành phương pháp nào mà chúng ta biết, với lòng chân thành tin tưởng, thì sẽ truyền đạt năng lượng từ trái tim mình sang người chết.

6. Hậu sự

Sau khi có một người đã qua đời, chúng ta vẫn có thể tiếp tục bố thítrì giớitụng kinh (hoặc thỉnh các chùa cầu siêu), cúng dường trai tăngphóng sinh, hành thiền, v.v… và hồi hướng công đức này cho họ thoát luân hồi khổ đau, có một sự tái sinh tốt hơn, và ngay cả sớm đạt được sự giác ngộ. Những điều này, ai cũng thực hành được dù người đó là Phật tử hay không phải Phật tử.

Sẽ tốt hơn khi sử dụng chính số tiền của người chết đó để tạo ra công đức; ví dụ, cúng dường chùa hay bố thí cho tổ chức từ thiệnNgoài racông đức đóng góp tịnh tài của các thành viên trong gia đình (người thân trực tiếp của người đã chết) đặc biệt mạnh mẽ và hữu ích hơn vì bày tỏ tình thương quan tâm của chúng ta cúng dường thay cho người chết. Làm những việc thiện và hồi hướng công đức cho người đã chết có thể giúp người đó trong bardo (thân trung ấmtrạng thái trung gian giữa cái chết và cuộc sống tiếp theo, có thể kéo dài tới 49 ngày) tốt hơn. Ngay cả, một khi họ đã tái sinhcông đức chúng ta hồi hướng không chỉ giúp họ trong cuộc sống đó, mà còn có thể giúp trong những cuộc tái sinh tiếp theo của họ. Ví dụ, rút ngắn thời gian tái sinh bất hạnh.

Sangye Khadro

Việt dịch: TN Giới Hương

Trích: Cách Chuẩn Bị Chết – NXB Hồng Đức