z4242629059087_60891cddd890cc49ccaf392f4f7a1890

Chết theo quan điểm Phật giáo

  1. Chết là một điều tự nhiên không thể tránh trong đời

Có người thỉnh thoảng nghĩ chết như là một hình phạt cho những điều xấu mà họ đã làm, hoặc là một thất bại hay sai lầm, nhưng thật ra nó không phải như vậy. Đây chỉ là một phần tự nhiên xảy ra trong đời sống như mặt trời mọc và lặn; các mùa đến và đi; hoa đẹp và héo tàncon người và những sinh mệnh khác được sinh ra, sống một thời gian và rồi sẽ chết.

Một trong những học thuyết quan trọng mà Đức Phật đã giải thích và hướng dẫn cho chúng ta quán chiếu là chân lý của sự vô thường: mọi thứ đều phải thay đổi và hoại diệt. Có hai khía cạnh của vô thường: tổng quan và tinh tế. Sự vô thường tổng quan là đề cập đến thực tại các pháp được tạo ra – bao gồm con người và các sinh vật khác, tất cả các hiện tượng trong tự nhiên và mọi thứ do nhân tạo sẽ không bao giờ tồn tại mãi mãi, mà chỉ hiện hữu ở một thời điểm nào đó thôi, như chính Đức Phật đã nói:

Cái gì được sinh ra, cái đó sẽ hoại diệt

Cái gì được tụ lại, cái đó sẽ tan rã

Cái gì được tích lũy, cái đó sẽ cạn kiệt

Cái gì được xây dựng, cái đó sẽ sụp đổ.

Cái gì được đưa lên, cái đó sẽ sụp xuống.

Và:

Sự hiện hữu của chúng ta thoáng qua như những đám mây mùa thu.

Quán chiếu sự sinh và chết của chúng ta giống như sự chuyển động của một điệu nhảy.

Đời giống như tia chớp trên trời, vừa sáng liền tắt, giống như thác nước đổ nhanh xuống triền dốc núi.

Sự vô thường tinh tế là đề cập đến những chuyển biến âm thầm từng sát na trong tất cả các pháp hữu tình và vô tình. Đức Phật dạy rằng các pháp không còn giữ nguyên thể giống nhau từ sát na này sang sát na khác mà chúng thay đổi liên tục. Điều này được nhà vật lý hiện đại Gary Zukav xác nhận trong tác phẩm Các Bậc Thầy Vật Lý Nhảy Múa (The Dancing Wu Li Masters) như sau:

“Mỗi sự tương tác giữa các phân tử (dạng nhỏ vi tế của nguyên tử) bao gồm sự hủy hoại của các phân tử cũ và sự hình thành của các phân tử mới. Thế giới phân tử như một điệu nhảy liên tục của sinh diệt, của trạng thái từ khối lượng thay đổi thành năng lượng và ngược lại từ năng lượng chuyển hóa thành khối lượng. Sự chuyển đổi đã cho thấy trạng thái hiện tượng và bản chất của sự hiện hữu, tạo ra một thực tại của phân tử mới tiếp tục được tạo ra không bao giờ dứt”. [1]

Đức Phật đã khéo léo giảng về trạng thái không thể tránh khỏi cái chết cho một trong những đệ tử của ngài là cô Kisa Gotami. Cô Kisa Gotami đã kết hôn và hạ sinh một đứa con trai kháu khỉnh. Khi được một tuổi, bé bị bệnh và chết. Không chịu nỗi sự đau khổ và không chấp nhận cái chết của đứa con, cô Kisa Gotami ôm chặt con và hối hả chạy tìm người có thể cứu con trai của cô sống lạiCuối cùng cô gặp Đức Phật và cầu xin Ngài giúp đỡ cô. Đức Phật đồng ý với một yêu cầu là cô phải mang đến cho Ngài bốn hoặc năm hạt mù tạt (hạt cải) từ một ngôi nhà mà chưa từng có ai chết.

Cô Kisa Gotami đi từ nhà này sang nhà khác trong làng và mặc dù tất cả mọi người sẵn sàng cho cô ấy một ít hạt mù tạt, nhưng cô không thể tìm thấy một ngôi nhà nào mà chưa có người chết. Dần dần cô nhận ra rằng ai cũng phải chết, nên cô quay lại với Đức Phật, chôn cất con mình và xin quy ytrở thành một trong những người theo Ngài. Dưới sự hướng dẫn trí tuệ của Đức Phật, cô đã đạt được Niết Bànhoàn toàn giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Mọi người có thể sợ rằng việc chấp nhận và nghĩ về cái chết sẽ khiến họ trở nên khốn khổ, hoặc làm hỏng sự ham muốn của họ về những thú vui của cuộc đời. Nhưng thật đáng ngạc nhiên, điều này lại trái ngược. Từ chối cái chết sẽ làm cho chúng ta căng thẳngchấp nhận nó lại mang đến sự an bình trong tâm. Và điều này giúp chúng ta ý thức được những gì thực sự quan trọng trong cuộc sống – ví dụ, lòng tốtyêu thươngtrung thực và vị tha – để chúng ta sẽ đưa năng lượng hướng thiện tích cực vào những điều đó và tránh làm những gì sẽ khiến chúng ta cảm thấy sợ hãi và hối tiếc khi đối mặt với cái chết.

2. Rất quan trọng để chấp nhận và chuẩn bị chết

Trong Kinh Đại Niết BànĐức Phật dạy:

“Trong tất cả mùa cày cấy, cày vào mùa thu là tối thượng.

Trong tất cả dấu chân của loài thú rừng, dấu chân voi là lớn nhất.

Trong tất cả các nhận thứcnhận thức về cái chết và sự vô thường là tối cao”.

Nhận thức và quán tưởng về cái chết là cực kỳ quan trọng trong Phật giáo bởi lẽ có hai lý do chính:

Do giác tỉnh cuộc sống là tạm bợ, chúng ta sẽ dùng thời gian của mình một cách sáng suốt, làm việc tích cựclợi íchđạo đức, và tránh xa những hành động xấu tiêu cựcphi đạo đức. Kết quả của việc này là chúng ta sẽ có thể chết mà không bị hối tiếc, và sẽ được tái sinh may mắn trong kiếp sống kế tiếp.

Quán tưởng về cái chết sẽ tạo ra cảm giác cần chuẩn bị phút cận tử nghiệp cho bản thân chúng ta. Có nhiều phương pháp khác nhau (ví dụ như tụng kinh cầu nguyệnthiền định, và quán tưởng) sẽ giúp chúng ta vượt qua nỗi sợ hãitham luyến và những cảm xúc khác có thể nảy sinh vào thời điểm chết và khiến tâm trí của chúng ta bị quấy rầyphiền não và thậm chí tiêu cực. Chuẩn bị cho cái chết sẽ giúp chúng ta chết một cách an bìnhtự tại với một trạng thái tâm rõ ràng và hướng thiện.

Lợi ích của việc quán tưởng về cái chết có thể được chứng thực bởi kết quả của trải nghiệm cận tử. Kinh nghiệm cận tử xảy ra khi mọi người bắt đầu bước vào trạng thái chết. Ví dụ, trên một bàn mổ hoặc trong một tai nạn xe hơi, nạn nhân bị chết, nhưng sau đó họ sống lại và kể những trải nghiệm mà họ trải qua. Như Sogyal Rinpoche đã chỉ ra trong cuốn sách Tử Thư Tây Tạng (trang 29):

“Có lẽ một trong những điều quan tâm nhất là làm thế nào trải nghiệm cận tử và có thể chuyển hóa cuộc sống của những người đã trải qua nó. Các nhà nghiên cứu đã lưu ý một chuỗi các sự kiện đáng ngạc nhiên về kết quả và sự chuyển đổi: giảm nỗi sợ hãi và chấp nhận sâu sắc hơn về cái chết; gia tăng sự quan tâm giúp đỡ người khác; nâng cao tầm quan trọng của tình thương; bớt theo đuổi thú vui vật chất; phát triển niềm tin tôn giáo và ý nghĩa tinh thần của cuộc sống; và, tất nhiên, sự cởi mở hơn với niềm tin vào thế giới bên kia tức thuyết tái sinh”.

3. Chết  không phải là hết mà là cánh cửa để tiếp nối một cuộc sống khác

Mỗi người trong chúng ta được tạo thành từ sắc (thân thể) và tâm (tinh thần). Thân thể bao gồm các bộ phận vật lý – da, xương, các căn, v.v…  và tâm bao gồm những suy nghĩnhận thứccảm xúc của chúng ta, v.v… Tâm là một dòng trải nghiệm liên tục thay đổi và không có khởi đầu (vô thủy) cũng như không có kết thúc (vô chung). Khi chết, tâm sẽ tách rời cơ thể của chúng ta và đi tiếp để có một kiếp sống mới. Chấp nhận hiểu biết về trạng thái này sẽ rất hữu ích trong việc vượt qua nỗi sợ hãi về cái chết và bớt bám víu tham luyến vào những vật chất thế gianTruyền thống Tây Tạng khuyên nên quán tưởng sự tồn tại trong đời này của chúng ta như một lữ khách ở tạm một hoặc hai đêm trong một quán trọ – vị ấy có thể tận hưởng phòng và nhà trọ, nhưng tránh không khởi lòng tham luyến gắn bó bởi vì đó không phải là nơi ở lâu dài và biết chắc rằng mình sẽ tiếp tục đi nữa.

Kiếp sống tương lai chúng ta sẽ sinh ra thế nào và những trải nghiệm ra sao sẽ được quyết định từ cách sống hiện tại của mình. Hành động hướng thiệnlợi íchđạo đức sẽ dẫn đến một sự tái sinh tốt và những trải nghiệm hạnh phúc, trong khi những hành động xấu tiêu cực, có hại, sẽ dẫn đến một sự tái sinh không may mắn và những trải nghiệm đau khổ.

Một yếu tố khác rất quan trọng trong việc xác định sự tái sinh kế tiếp của chúng ta là cận tử nghiệpChúng ta nên quán tưởng cái chết với tâm tự tạian bình, để đảm bảo một tái sinh tốt. Chết với lòng sân giận, tham luyến hoặc thái độ tiêu cực khác có thể dẫn chúng ta đến sự tái sinh bất hạnh. Đây là lý do tại sao việc chuẩn bị cái chết cho bản thân là rất quan trọng, bởi vì để có một trạng thái tâm tích cực hướng thiện vào thời điểm đó, chúng ta cần bắt đầu ngay bây giờ để học cách giữ cho tâm của mình thoát khỏi thái độ tiêu cực và tự làm quen cái chết với thái độ tích cựctự tại càng nhiều càng tốt.

4Không thể tránh khỏi trạng thái chết và tái sinh

Chết và tái sinh là hai trong số các hiện tượng của sự hiện hữu bình thường. Tất cả chúng ta đều bị chi phối bởi sự cầu không được như ýđau khổ và chu kỳ luân hồi (samsara) tái diễn liên tụcChúng ta bị kẹt trong vòng luân hồi bởi vì tâm chúng ta còn đầy vọng tưởng, chủ yếu là tham luyếnsân hậnngu si và các hành vi của chúng ta (nghiệp) bị dẫn dắt bởi các vọng tưởng sai lầm.

Giống như chúng ta, trong quá khứ Đức Phật đã từng bị trói buộc trong vòng luân hồi, nhưng khác với chúng ta là ngài đã biết tìm ra cách để thoát khỏi khổ đau sinh tử và đạt được trạng thái giác ngộ hoàn toànĐức Phật đã dấn thân tìm đạo không chỉ vì lợi ích riêng cho Ngài, mà vì lợi ích của tất cả muôn loài trên thế gian, bởi vì ngài nhận ra rằng tất cả chúng sinh đều có tiềm năng giác ngộ và vốn đã là Phật – vốn đã có cái gọi là “tánh Phật hay tri kiến Phật”.

Với lòng từ bi vô lượngĐức Phật thương tất cả chúng sinh không phân chia thân sơ, tận tình dạy chúng ta cách làm có thể thoát khỏi đau khổ và chứng ngộ như ngài. Đó là pháp tức những lời dạy của Ngài, là giáo lý hướng dẫn chúng ta làm thế nào có thể chánh niệm, đạt giác ngộ tối thượng mà không bị vọng tưởngnghiệp lực, hay các phiền não luân hồi chi phốiQuán niệm về đề tài chết mà Đức Phật dạy là một trong những nguồn pháp năng lượng dồi dào nhất mà chúng ta cần thực hành và từ đó sẽ đạt được kết quả an lạc, thoát khổ đau.

Sangye Khadro

Việt dịch: TN Giới Hương

Trích: Cách Chuẩn Bị Chết – NXB Hồng Đức