Brain-Universe-Cosmic-Mind-1500-Buddha-Weekly

Cách chuẩn bị chết

1. Bốn nghệ thuật của sống và chết

Christine Longaker, một phụ nữ người Mỹ với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc với người chết, đã đưa ra bốn cách giúp chúng ta chuẩn bị cho cái chết, cũng như để sống một cuộc sống viên mãn và đầy ý nghĩa. Bốn nghệ thuật của sống và chết là:

a) Hiểu và chuyển hóa khổ đau: về cơ bản, điều này có nghĩa là sẽ chấp nhận các thử thách, khó khăn và trải nghiệm đau đớn bởi lẽ đây là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống và học cách đối phó với chúng. Nếu có thể học cách đối phó với những đau khổ nhỏ hơn mà chúng ta đã trải qua trong cuộc sống thì sẽ có khả năng tốt hơn để đối phó với những đau khổ lớn hơn mà chúng ta sẽ phải đối mặt khi chúng ta chết.

Chúng ta có thể tự hỏi mình: Tôi sẽ đối phó thế nào khi gặp những khó khăn về thể chất hay tinh thần, xảy ra với tôi? Có phải cách của tôi có phản ứng lành mạnh và tốt đẹp không hay làm sao để cải thiện? Tôi có thể học cách nào để đối phó tốt hơn với các vấn đề này?

Truyền thống Tây Tạng đề nghị một số pháp tu bao gồm kiên nhẫnquán niệm về nghiệp, từ bi, và cho nhận (“tonglen” —xem phần phụ lục 1). Nhiều giải thích chi tiết về pháp tu này có thể được tìm thấy trong cuốn Chuyển Hóa Phiền Não Thành An Vui do Lama Zopa Rinpoche biên soạn (Nhà Xuất Bản Wisdom [Trí tuệ], Boston, 1993).

b) Tạo kết nối, chữa lành các mối quan hệ và buông xả: Cách này đề cập mối quan hệ của chúng ta với những người khác, đặc biệt là gia đình và bạn bè. Điểm chính ở đây là học cách giao tiếp một cách trung thựcthương yêuđộ lượng, và dùng những đức tính này để giải quyết bất kỳ khó khăn tồn đọng nào mà chúng ta có thể có với những người khác.

Hãy quán niệm mối quan hệ của chúng ta với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, v.v… Còn có bất kỳ vấn đề nào chưa được giải quyết không? Làm thế nào chúng ta có thể bắt đầu để giải quyết những vấn đề này?

Gợi ý: Xem Quán niệm về Tha thứ (xem Phụ Lục 2 ở cuối sách này) để giải quyết vấn đề.

c) Chuẩn bị tinh thần cho cái chết: Christine viết:

“Mọi truyền thống tôn giáo đều nhấn mạnh về chăm sóc tinh thần chuẩn bị cho cái chết, nhưng điều quan trọng chúng ta cần thực hành ngay bây giờ một sự tu tập tâm linh hằng ngày, ăn sâu trong tạng thức để nó trở thành một phần của thịt xương của chúng ta, để luôn giác tỉnh khi sáu căn tiếp xúc sáu trần, kể cả khi đối mặt với những khổ đau”.[1]

Dưới đây có trình bày một số các phương pháp thực hành tâm linh trong truyền thống Phật giáo như sau:

Quán sátcố gắng tưởng tượng chính mình đang ở vào thời điểm chết – những suy nghĩ và cảm xúc nào sẽ xuất hiện trong tâm trí lúc bấy giờ (cận tử nghiệp)? Có bất kỳ ý tưởng hay thực hành tâm linh nào mà chúng ta đã học hoặc có kinh nghiệm nào sẽ mang đến sự chánh niệm và tự tại cho chúng ta vào thời điểm đó không?

d) Khiến đời sống có ý nghĩa: Nhiều người trong chúng ta trải qua cuộc sống mà không có một ý tưởng rõ ràng về mục đích và ý nghĩa của sự tồn tại của mình là gì. Sự thiếu hiểu biết này có thể trở thành một vấn đề khi chúng ta già đi và gần chết hơn, bởi vì chúng ta trở nên ít có khả năng tự lực và khả năng lệ thuộc vào người khác nhiều hơn. Vì vậy, thật quan trọng để tìm những đáp án cho những câu hỏi như: “Mục đích sống của tôi là gì? Tại sao tôi ở đây? Điều gì là quan trọng và không quan trọng?”

Bốn cách này được giải thích đầy đủ trong cuốn sách: “Đối mặt với cái Chết và Theo Đuổi Hy vọng” của Christine Longaker (NY: Doubleday, và London: Century, 1997) trang 37- 157.

2. Sống đạo đức

Trải nghiệm đau đớn hay sợ hãi đã xảy ra vào thời điểm chết và sau khi chết là do kết quả của hành động hoặc nghiệp báo xấu. Để ngăn chặn những trạng thái xấu như vậy, chúng ta cần phải chuyển hóa những hành động tiêu cực thành tích cực hướng thiện nhất có thể. Ví dụ, chúng ta có thể cố hết sức để tránh mười điều bất thiện (sát sinhtrộm cắptà dâmnói dối, vu khống, tán gẫu, tham lam và tà kiến…) và thực hành mười điều thiện (không sát sinh, không trộm cắp, v.v… và ngược lại với mười điều ác). Thêm vào đó, hằng ngày phát nguyện trì giới luật và giữ trai tịnh cũng rất tốt.

Một khía cạnh khác của đạo đức Phật giáo là chánh niệm hộ trì tâm để giảm thiểu những nguyên nhân sinh khởi các ác hạnhvọng tưởng hay phiền não, chẳng hạn như tham, sân, kiêu mạn, v.v… Và thường quán niệm về cái chết cũng là một trong những phương thuốc giải độc hiệu quả nhất cho các vọng tưởng.

Để minh họa cho điều này, xin kể một câu chuyện như sau: có một người phụ nữ mắng đứa trai cô trước khi cậu bé cùng chồng của cô đi câu cá. Sau đó, thật bất hạnh con trai đã bị chết trên chuyến đi đó. Chúng ta có thể làm dịu cơn đau mà người mẹ phải chịu đựng – không chỉ cô ấy mất con trai, mà những lời cuối cùng mà cô ấy nói với  con mình là những điều tức giận la mắng.

Không có cách để biết khi nào cái chết sẽ xảy ra cho chính chúng ta hay người khác. Mỗi lần chúng ta chia tay với ai đó, ngay cả trong một thời gian ngắn, cũng không có sự chắc chắn rằng chúng ta sẽ gặp lại họ nữa. Nhận ra điều này có thể giúp chúng ta tránh được những cảm xúc tiêu cực và giúp giải quyết càng nhanh càng tốt những xung đột bất đồng với những người khác. Điều đó sẽ đảm bảo rằng chúng ta không chết với những gánh nặng đó trong tâm trí của chúng ta, hoặc chúng ta sẽ không sống trong hối tiếc khi chưa có cơ hội xin lỗi với người chết.

Ngoài ra, khi tiếp cận gần cái chết, tốt nhất chúng ta nên bắt đầu chia tài sản của chúng ta hoặc ít nhất là có một di chúc để lại. Làm như vậy vào lúc chết sẽ giúp giảm bớt tham luyến và lo lắng (“Điều gì sẽ xảy ra cho tất cả tài sản của tôi?” “Ai sẽ lấy cái gì?”).

Học những giáo lý tâm linh như những lời dạy của Đức Phật sẽ giúp chúng ta vượt qua những vọng tưởng và ác hạnh, và sẽ giúp chúng ta trở nên trí tuệ và từ bi hơn. Hơn nữa, càng hiểu về thực tại hay sự thật – bản chất của nhân thếvũ trụnghiệp lực, khả năng phát triển tâm linh của chúng ta và làm thế nào để tăng trưởng các chức năng này, v.v… thì sẽ khiến chúng ta ít sợ chết hơn.

3. Tu tập

Khi cận tử nghiệp đến, chúng ta có thể thấy mình đang trải qua sự khó chịu và đau đớn về thể chất. Thêm vào đó, chúng ta cũng có thể trải qua những suy nghĩ và cảm xúc quấy rầy, chẳng hạn như hối tiếc về quá khứ, lo sợ về tương lai, nỗi buồn về xa lìa người thân và tài sản của chúng ta, và sân giận về những vận mệnh đang xảy ra với chúng ta. Như đã đề cập ở trên, điều rất quan trọng để giữ tâm của chúng ta thoát khỏi những vọng tưởng như vậy, và thay vào đó, nên có suy nghĩ hướng thiện vào thời điểm cận tử nghiệp. Những tư tưởng thiện như:

i) Quán niệm một đối tượng đáng kính của chúng ta như Đức Phật hay Đức Chúa Trời.

ii) Bình tĩnh chấp nhận cái chết đến với chúng ta và những vấn đề liên quan đến cái chết.

iii) Không tham luyến vào những người thân và tài sản của chúng ta.

iv) Vui với cuộc sống mà mình đã sống và nhớ những điều tốt đẹp mà chúng ta đã làm.

v) Cảm thấy thông cảm và yêu thương những người khác.

Để có thể khơi dậy những tư tưởng hướng thiện vào lúc cận tử nghiệpchúng ta cần phải quen dần với những quán niệm như trên. Để quen thuộc với trạng thái tích cực của tâm phụ thuộc vào việc đặt thời gian và nỗ lực vào sự thực hành tu tập tâm linh khi chúng ta còn sống thì thời điểm tốt nhất để bắt đầu là bây giờ, vì chúng ta không có cách nào để biết khi nào cái chết sẽ đến với mình.

Phật giáo đề nghị một số phương pháp cần tu tập như:

a) Quy Y

Trong Phật giáoquy y là sự tin tưởng và nương tựa vào Tam Bảo (ba điều quý báu: Phật, Pháp và Tăng), với tấm lòng chân thành tu học và thực hành những lời dạy của Đức PhậtQuy y là có một chỗ nương tựa về tinh thần ngay cả được quy y vào lúc cận tử nghiệp cũng là gieo một chủng tử tốt giúp chúng ta có được một sự tái sinh may mắn và tránh một đời sống bất hạnh ở kiếp lai sinh[2] Tin một bậc đạo sư nào đó hoặc một vị Phật hay Bồ Tát cụ thể như Đức Phật A Di Đà hay Bồ Tát Quan Âm, cũng sẽ có cùng một kết quả và sẽ đem lại niềm an lạc lớn cho tâm vào lúc cận tử nghiệp.

b) Tịnh độ

Tịnh độ là một pháp môn phổ biến trong Phật giáo đại thừa, cầu được tái sinh về cõi an lành, chẳng hạn như Tịnh độ hay Cực lạc (Sukhavati) của Đức Phật A Di Đà. Tín hạnh nguyện và phát nguyện vãng sinh sẽ được Đức Phật và thánh chúng rước về Cực Lạc để cùng chư Phật và Bồ tát tiếp tục tu tiếp cho đến ngày thành Phật đạo.

Bokar Rinpoche đề cập đến bốn điều kiện cần thiết cần phải được tu tập để được vãng sinh Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà:

i) Chúng ta phải nên quen thuộc với hình ảnh của Tịnh Độ và thiền quán về cõi tịnh.

ii) Chán cõi sinh tử mà tha thiết hết lòng cầu nguyện muốn sinh cõi tịnh độ này.

iii)Thanh lọc ác hạnh (tín), tích lũy thiện hạnh (hạnh), và hồi hướng công đức (nguyện) này để được sinh trong cõi Tịnh Độ.

iv) Phát Bồ Đề tâm – mong đạt được giác ngộ (Buddhahood) để có thể cứu tất cả chúng sinh — như là lý do cầu vãng sinh Cực Lạc[3]

c) Chánh niệm

Chánh niệm là pháp thiền quán các đối tượng liên quan đến thân và tâm, dù vui hay giậnchúng ta đều tỉnh giác quan sát với tâm buông xảkhinh an, không dính mắc tham luyến. Tập quen với pháp quán này sẽ giúp chúng ta có khả năng đối phó với đau đớn và khó chịu, giữ cho tâm thoát khỏi những cảm xúc phiền não và duy trì an bình tự tại trong khi chết. Cuối tác phẩm này có giới thiệu một số sách nói về chánh niệm và thiền định.

d) Từ bi

Pháp quán này liên quan đến tình thương yêu, quan tâm và tử tế đối với tất cả chúng sinh khác. Khi đối mặt với những khó khăn hay đau khổ, chính sự tham luyến “cái Ta” làm tăng thêm nỗi đau khổ của cá nhân mình và làm giảm quan tâm đến nhiều người. Tập quan tâm đến người khác để bớt sự đau khổ của chính mình. Vào thời điểm chết, quán tưởng đến những chúng sinh khác và cầu cho họ được hạnh phúcthoát khỏi đau khổ thì chính điều này sẽ mang lại sự bình an tuyệt vời cho tâm chúng ta. Đức Lạt Ma Zopa Rinpoche nói rằng đây là những suy nghĩ và cảm giác tốt nhất mà chúng ta có thể có trong tâm mình trước và trong khi chết. Chúng không chỉ giúp chúng ta có cái chết bình yên hơn, mà còn làm sạch những tâm xấu tiêu cực và tích luỹ tiềm năng thiện hoặc công đức, để đảm bảo một sự tái sinh tốt đẹp trong kiếp sau.

Có thể tìm thấy thêm thông tin trong cuốn “Từ Bi – Nghệ Thuật Cải Đổi Hạnh Phúc” (Loving Kindness— The Revolutionary Art of Happiness) của Sharon Salzburg ở phần tham khảo cuối cuốn sách này.

4. Trở nên quen thuộc với các giai đoạn của quy trình chết.

Tám giai đoạn

Một lý do khiến nhiều người có xu hướng sợ chết là vì họ không biết điều gì sẽ xảy ra với họ. Truyền thống Phật giáo Tây Tạng có giải thích rõ ràng và chi tiết về quá trình chết bao gồm tám giai đoạn. Các giai đoạn này tương ứng với sự tan rã dần dần của các đại như: đất, nước, lửa và không khí. Khi trải qua tám giai đoạn, có nhiều dấu hiệu bên trong và bên ngoài xuất hiện.

Bốn đại tan rã trong bốn giai đoạn đầu tiên như sau:

i) Địa đại tan rã: Khi sắc uẩn đất trong người phân tán, cơ thể bên ngoài mất hết sức mạnh, trở nên yếu đuối mong manh và nội tâm giao động thấy chập chờn.

ii) Thủy đại tan rã: dấu hiệu bên ngoài là chất lỏng trong cơ thể khô cạn (cảm thấy khát nước) và nội tâm của người sắp chết thấy một đám mờ như khói cuộn.

iii) Hỏa đại tan rãTất cả hơi ấm trong cơ thể bắt đầu mất dần sức nóng và khả năng tiêu hóa của cơ thể suy giảm, và nội tâm thấy có những đốm sáng chập chờn trên một ngọn lửa mở ra như những con đom đóm.

iv) Phong đại tan rã: dấu hiệu bên ngoài là không còn bất kỳ chuyển động nào trong não hoặc hệ thống tuần hoàn. Càng lúc càng khó thở và thình lình ngừng thở, còn bên trong tâm (nội tâm) thấy một ngọn đuốc hay đèn đỏ rực. Đây là điểm mà xét nghiệm lâm sàng cho là “chết”. Các yếu tố vật lý tổng thể đã tan rã và hơi thở đã dừng lại. Tuy nhiên, theo Phật giáo cái chết vẫn chưa hẳn xảy ra vì nội tâm hay ý thức vẫn còn hiện diện trong cơ thể.

Có nhiều cấp độ khác nhau trong sự tan rã ở nội tâm từ thô đến tế và rất tinh tếNội tâm bao gồm sáu thức của chúng ta (nhãn thứcnhĩ thứctỷ thứcthiệt thứcthân thức và ý thức) và tám mươi bản năng. Sáu thức tan rã trong bốn giai đoạn đầu tiên của quá trình chết, trong khi tám mươi bản năng biến mất trong giai đoạn thứ năm, sau đó thấy một tinh chất màu trắng. Trong giai đoạn thứ sáu, màu trắng tan biến và tinh chất màu đỏ xuất hiện. Rồi màu đỏ tan biến và màu đen xuất hiện giống như một bầu trời trống rỗng chìm trong màn đêm dày đặc là giai đoạn thứ bảy. Tinh chất trắng, đỏ và đen hòa nhau tạo thành mức độ tinh tế của một trạng thái tâm thức không có tư tưởng.

Cuối cùng, trong giai đoạn thứ tám, màu đen tan rã và tâm tinh tế của ánh sáng rõ ràng được hiển lộ như một bầu trời vô nhiễm không mây mù hay được gọi là “tâm với ánh sáng của sự chết”. Đây là cấp độ tinh tếsâu xa và tinh khiết nhất trong tâm trí, hay thức của chúng taThiền sư có kinh nghiệm có thể sử dụng tâm sáng rõ ràng này để nhập định, sẽ chứng ngộ chân lý tuyệt đối và thậm chí đạt được giác ngộ. Đó là lý do tại sao những thiền sư như vậy không sợ chết và thậm chí trông đợi cái chết đến giống như đang đi kỳ nghỉ!

Đây chỉ là sự giải thích ngắn gọn về tám giai đoạn. Có nhiều sách giải thích chi tiết (xin xem phần tham khảo ở cuối sách), chẳng hạn như Tử Thư Tây Tạng do Robert Thurman chuyển ngữ, trang 23-50. Bản tánh chúng ta thường sợ hãi với những gì chưa biết đến; nếu nay trở nên quen thuộc với các giai đoạn của quá trình chết sẽ giúp giảm bớt nỗi sợ hãi của chúng ta về cái chết. Và nếu chúng ta có thể thực hành thiền quán về quá trình chết và khơi dậy tâm tri kiến thì thậm chí chúng ta có thể đạt được chứng ngộ khi chết như truyền thống Kim Cương Thừa Tây Tạng đã chứng minh.

Đây chỉ giới thiệu vài phương pháp thực hành tâm linh để chúng ta có thể học hỏi và rèn luyện bản thân trong cuộc sống hằng ngày của mình. Điều này sẽ giúp chúng ta chuẩn bị trước cho cái chết. Tuy nhiên, có rất nhiều phương pháp để phù hợp với nhiều căn cơ khác nhau. Khi nói đến việc chọn phương pháp nào phù hợpchúng ta có thể sử dụng trực giác và trí tuệ của riêng mình để chọn hoặc tham khảo các bậc thầy tâm linh đáng tin cậy mà chúng ta biết.

Bây giờ hãy xem những gì chúng ta có thể làm để giúp những người khác đang sắp chết.

Sangye Khadro

Việt dịch: TN Giới Hương

Trích: Cách Chuẩn Bị Chết – NXB Hồng Đức

 


[1] Christine Longaker, Facing Death and Finding Hope (London: Century, and NY: Doubleday, 1997), p.113.

[2] Pabongka Rinpoche, Liberation in the Palm of Your Hand (Boston: Wisdom, 1991), p.422.

[3] Bokar Rinpoche. Death and the Art of Dying in Tibetan Buddhism. San Francisco: ClearPoint Press, 1993; tr.52-53.