Gyatrul_RInpoche-960x720

Bài nguyện cầu liên quan đến quá trình chuyển tiếp

Kính lễ các đấng chiến thắng, bổn tôn hiền minh và phẫn nộ.
Đây là lời chủ yếu của sáu loại tiến trình chuyển tiếp:
Than ôi! Vào lúc này, khi tiến trình chuyển tiếp của cuộc sống xảy đến với con,
Con phải từ bỏ tinh thần lười biếng, vì chẳng có thời gian để lãng phí trong đời này.
Con phải kiên định đi vào con đường lắng nghe, tư duy và thiền định,
Con phải rèn luyện để hình tướng và tâm thức khởi lên như con đường, và ba hiện thân trở thành hiển nhiên.
Trên cơ hội khi có được thân người chỉ một lần này,
Không có thời gian cho việc vẫn sống trong con đường sao lãng.

Cuộc sống làm người quý báu này là rất ngắn ngủi nên không có thời gian để lãng phí cuộc đời này. Cuộc sống bị lãng phí khi chúng ta mong muốn tám mối quan tâm thế gian và nên dùng thời gian để thành công nhờ tự mình áp dụng vào việc lắng nghe, suy nghĩ và thiền định về Giáo Pháp. Trong hoàn cảnh hiện nay của chúng tahiện tượng xuất hiện như các hình tướng bất tịnh và hiểu theo nghĩa thông thường là chúng ta bám chấp vào chúng. Đây là bài nguyện để hình tướng xuất hiện như con đường. Qua rèn luyện như vậy, ba hiện thân – Dharmakaya, Sambhogakaya và Nirmanakaya – trở thành hiển nhiên. Trong tiến trình, vị thầy tâm linh đầu tiên của bạn cũng trở thành hiển nhiên.

Hãy nhớ lại sự hiếm có phi thường của việc có được cuộc sống làm người với tự do và thuận lợi dưới dạng một số loại suy. Chẳng hạn, hãy tưởng tượng việc ném những hạt đậu vào một cây kim mà đầu kim dựng đứng lên. Việc một hột đậu đứng và dính trên đầu kim có thể xảy ra cũng tương tự với việc đạt được cuộc sống làm người trong toàn bộ chu trình sinh tử. Lấy một ví dụ của một loại suy nổi tiếng khác, nếu bạn có một xô hạt đậu và ném chúng vào tường, cơ hội cho một hạt đậu dính lên tường cũng giống như cơ hội có được cuộc sống làm người.

Việc thiền định thấu suốt về bản chất và giá trị của cuộc sống làm người với nhàn rỗi và thuận lợi là điều quan trọng. Hãy suy nghĩ kỹ lưỡng về tám loại nhàn rỗi và mười loại thuận lợi và suy xét về sự khó khăn to lớn để có được một cuộc sống làm người đạt được tất cả phẩm tính này. Cuộc sống làm người quý báu này đầy đủ nhàn rỗi và thuận lợi mà bây giờ chúng ta có được, nhưng chẳng bao lâu sẽ bị hủy hoại vì nó vô thường. Sẽ là một thảm kịch nếu sau khi có cơ hội phi thường này chúng ta lại để nó lãng phí. Nếu chỉ mất một hay hai Mỹ kim chúng ta đã bối rối và nghĩ “Ồ, tệ thật! Tôi làm mất tiền!” Hãy tưởng tượng việc lãng phí cuộc sống làm người với nhàn rỗi và thuận lợi có thể thành tựu trạng thái toàn giác. Nếu mất một hay hai Mỹ kim là quá tệ vậy việc lãng phí cả một cuộc sống như vậy thì sao?

Là con ngườichúng ta có được mức độ thông minh nào đó, mà điều quan trọng là chúng ta sử dụng được nó. Có được cơ hội quý báu này nếu tiếp tục sống cuộc sống tinh thần lười biếng chỉ hăng hái với tám mối quan tâm thế gian thì chúng ta không khôn ngoan; mà là ngớ ngẩn. Người ta có thể tham vọng, đầy nghị lực, và làm việc siêng năng trong ý nghĩa thế gian; nhưng từ bối cảnh Giáo Pháp, người làm việc mười tám giờ trong một ngày lại bị nói là lười biếng. Chúng ta đúng là thuộc bộ phận này nếu phô bày sự khờ dại vì để lãng phí cơ hội này. Điều này liên quan đến tất cả chúng ta; tất cả chúng ta đều trong hoàn cảnh giống nhau. Việc suy nghĩ kỹ về cơ hội của chúng ta là gì là điều quan trọng. Ví dụ, nhiều người trong chúng ta ở đây nỗ lực rất kiên trì để tiếp nhận giáo lý đạo Phật trong quá khứ. Bây giờ đã nhận được giáo lý vậy không phải là thời gian để áp dụng vào thực hành hay sao? Tôi nói điều này không phải là bạn làm cho tôi. Hoàn toàn trái lại, mỗi người chúng ta ở đây đều đau khổ từ chính tâm thức phiền não của mình. Chúng ta mang chúng theo mình mọi lúc. Nếu đi nhập thấtchúng ta mang các phiền não tâm thức với chúng ta vào nhập thất. Nếu sống trong tu việnchúng ta mang phiền não vào tu viện. Nếu thực hành Giáo Phápchúng ta mang phiền não vào thực hành Giáo PhápChúng ta là người chịu đau khổ từ tâm thức phiền não nên cần áp dụng giáo lý này vào thực hành, và chúng ta có cơ hội để làm như vậy.

Chẳng hạn, khi người ta nghe giáo lý về thực hành cần có phối ngẫu, họ hoàn toàn bị thu hút vào lời của vị thầy như thể lỗ tai họ ngày càng phát triển lớn hơn. Mặt khác, khi giáo lý chuyển sang bản tánh của đau khổ và chu trình sinh tử, tai và mắt họ dường như co lại và thụt vào đầu họ. Thậm chí thân họ dường như run rẩy. Tương tự, khi người ta được giới thiệu đến giáo lý về Đại Viên Mãn, mắt họ bắt đầu mở lớn, tai họ đưa ra. Trái lại, Đại Viên Mãn là tuyệt đối thâm sâu. Mặt khác, Đại Viên Mãn là đỉnh điểm của chín yana, giáo lý cao nhất của việc thu thập tám vạn bốn ngàn giáo lý của Đức Phật. Lắng nghe giáo lý này là tốt nhưng nhai giáo lý này thì thật khó nếu bạn không có răng. Vì các Phật tử thành thật nỗ lực cho giải thoát nên tôi khuyên bạn tập trung vào Bốn Tư Duy Làm Chuyển Tâm. Để tham gia trong thực hành Đại Viên Mãn được hiệu quảtrước tiên hãy nhìn vào nền tảng này.

Cuộc đời là vô thường. Để đạt được thấu suốt vào thực tại này bạn nên quan tâm đến người già, người bệnh, người có bệnh rất nặng như ung thư và AIDS. Khi nghe thấy những người này và gặp họ, việc nhận ra rằng cái chết không chỉ gặp ở người già và người bệnh là điều quan trọng. Họ sẽ chết, nhưng chúng ta cũng là chủ thể của cái chết. Mọi người trên thế gian đều là chủ thể của cái chết. Trong thực tế, suốt từ đầu nếu người ta không chết thì có nơi nào đủ chỗ để chứa họ? Cái chết hoàn toàn trong trình tự tất nhiên của sự vật. Điều này đã đúng trong quá khứ, nó cũng đúng trong hiện tại và sẽ đúng trong tương lai. Ở giữa thực tế phổ quát này, nếu chúng ta vẫn cố chấp trong quan niệm rằng cái chết là dành cho người khác và không cho chính chúng ta, điều này thật sự ngu ngốcĐức Phật đã nói, “Mọi hiện tượng đa hợp đều vô thường”, và chúng ta có thể thấy điều này từ chính kinh nghiệm của mình. Trong quá trình cuộc sống ngay từ lúc chúng ta thụ thai, mỗi giây trôi qua đều vô thường và thay đổi. Chúng ta thường là trẻ sơ sinh rất bé, sau đó thành trẻ em. Chúng ta lớn lên và sau đó sẽ chết. Điều này hoàn toàn là tiến trình tự nhiên của sự vật. Điều này đúng cho tất cả chúng sinh. Sự vô thường là đúng cho vũ trụ hữu tình và cũng đúng với vũ trụ vô tình. Tất cả điều này là chủ thể cho sự tiêu mòn và hủy hoại. Hãy suy nghĩ kỹ điều này. Nếu bạn muốn có sự hiểu biết đầy đủ và phong phú hơn về chủ đề này thì sẽ có lợi ích cho bạn trở lại giáo lý về Tứ Diệu Đế và Bốn Tư Duy Làm Chuyển Tâm. Hãy xem xét các giáo lý đó; rồi thực hành rồi sẽ có lợi ích cho bạn.

Giáo lý về cuộc sống làm người với nhàn rỗi và thuận lợi xuất phát từ bối cảnh đầu tiên của sáu tiến trình chuyển tiếp, cụ thể là tiến trình chuyển tiếp của lúc sống. Nếu xây dựng được một nền tảng tốt ở đây và đạt được thấu suốt đích thực thì sẽ là kết quả tốt khi bạn tiếp tục thực hành gắn liền với các tiến trình chuyển tiếp khác. Trái lại, nếu bạn bỏ sót giáo lý này trong tiến trình chuyển tiếp của lúc sống đi đôi với cuộc sống con người v.v… thì sẽ rất khó thành công trong các thực hành sau này đi đôi với tiến trình chuyển tiếp của tự thân thực tại v.v… Một dấu hiệu mà người ta chưa thiết lập được một nền tảng đầy đủ trong thực hành nền tảng này là do họ thấy quá bận rộn để tiếp nhận giáo lý này, vì người quá bận rộn có nhiều ưu tiên khác. Tương tự, vì các ưu tiên khác của mình, chúng ta quá bận rộn để thiền địnhcư xử như thể chúng ta bất tử và cái chết không dính dáng gì với chúng ta. Cái chết dành cho người khác. Với thái độ này, chúng ta không có thời gian lắng nghe giáo lýsuy nghĩ về giáo lý, và không có thời gian để thiền địnhLý do của điều này là chúng ta không có nền tảng cho thực hành. Chính bạn hãy thấy điều này đúng hay không. Nếu bạn có loại thái độ này vào lúc đó, hãy xem xét nó. Ví dụ, với những người trong các bạn đi đến trường có thể bạn tìm thấy rằng việc được đào tạo học tập làm bạn rất bận rộn. Việc học đòi hỏi quá khắt khe, bạn vô cùng bận rộn và rất dễ trì hoãn về mặt thực hành tâm linh. Nếu bạn nghĩ bây giờ bạn bận rộn, vậy bạn mong đợi điều gì xảy ra sau khi bạn tốt nghiệp? Thậm chí bạn còn bận rộn hơn. Trong quá trình đi học và kiếm được việc làm, cuộc sống đã trôi qua. Các cơ hội trôi qua. Cơ hội có thể sử dụng và thiết thực trong lúc chúng ta còn trẻ có thể không đến lần nữa khi chúng ta già. Ví dụ, nếu bạn không đi học khi còn trẻ, ở tuổi trung niên hoặc sau này đi học lại và cố kiếm được việc đào tạo là rất khó. Nếu có được cơ hội tốt lúc còn trẻ mà bạn không nhận thì khó làm được khi bạn về già. Nếu đó là trường hợp đi học, thì hãy nhớ trong tâm rằng việc đến với Giáo Pháp còn khó hơn.

Than ôi! Vào lúc này khi tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng xuất hiện đến con.
Con phải từ bỏ tính lơ đễnh và nghĩa địa của ảo tưởng.
Với chú tâm không dao động, con phải đi vào kinh nghiệm của bản tánh chúng sinh.
Hiểu rõ trạng thái mộng, con phải rèn luyện trong lưu xuất, chuyển hóa, và thanh tịnh quang.
Không ngủ như loài vật
Mà thực hành kết hợp giấc ngủ và nhận biết trực tiếp!

Cái đầu tiên của tiến trình chuyển tiếp, cụ thể là tiến trình chuyển tiếp của cuộc sống, cung cấp cho chúng ta một cơ hội to lớn để tìm thấy hạnh phúc trong đời này và trong các đời sau. Một cơ hội khác như vậy xuất hiện trong tiến trình chuyển tiếp của giấc mộng, sau đó tham gia trong thực hành chuyển hóa và lưu xuất; và cuối cùng đạt được nhận biết của thanh tịnh quang trong bối cảnh của thực hành yoga giấc mộng này.

Chúng ta ngủ, và trong lúc ngủ chúng ta nằm mộngChúng ta đã có giáo lý về điều này và có cơ hội để thực hành. Giờ đây, điều gì bị bỏ lỡ? Chúng ta không tiếp cận nó và chúng ta không cố gắng. Việc lớn về thực hành này là bạn có thể ngủ và thực hành cùng lúc, và trong cách đó đạt được nhận biết của thanh tịnh quang. Vào ban ngày chúng ta có cơ hội dấn thân vào việc nghe, suy nghĩthiền định và kinh nghiệm kết quả của con đường. Và vào ban đêm, chúng ta có cơ hội nghe giáo lý, suy ngẫm chúng và áp dụng vào thực hành suốt đêm để có được kết quả của sự thực hành trong lúc đang ngủ. Nhờ tham gia trong tiến trình này suốt ngày và đêm chúng ta có đặc quyền đạt được Phật quả. Không phải điều đó đáng ngạc nhiên sao!

Một số trong chúng ta có thể có lý do đó, trong lúc ban ngày chúng ta vô cùng bận rộn có nhiều nhu cầu về thời gian của mình. Thật khó kiếm được thời gian để ngồi xuống, lắng nghe giáo lý, suy ngẫm về chúng và thiền định. Nhưng làm sao người ta có thể nói rằng vào ban đêm khi họ đang ngủ, họ quá bận rộn để thực hành? Một số người có truyền hình màn ảnh lớn kết nối với đầu máy video và họ có quá nhiều kiên trì để thường xuyên xem cho đến hai giờ sáng. Nếu những người này áp dụng loại nhiệt tình đó đến thực hành Giáo Pháp, kết quả họ sẽ đạt được thật đáng kinh ngạc.

Than ôi! Vào lúc này, khi tiến trình chuyển tiếp của thiền quán ổn định xuất hiện đến con,
Con phải từ bỏ sự rối loạn của rất nhiều sao lãng.
Không dao động và không bám chấp, con phải đi vào trạng thái thoát khỏi các cực đoan.
Con phải đạt được sự an định trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện.
Hãy từ bỏ sự hoạt động, khi bạn thiền định nhất tâm,
Đừng để chính bạn rơi vào ảnh hưởng của phiền não tâm thức lừa gạt.

Nhóm từ “không dao động và không bám chấp” là điểm trọng yếu của thực hành này. Lý do của điều này là chúng ta đang lang thang trong samsara vì sao lãng. Khi tâm bị lôi kéo vào nhiều hướng khác nhau, sự bám chấp tự nhiên xảy ra. Chúng ta bám chấp vào những gì không thực sự hiện hữu như có thật. Chúng ta bám chấp vào sự phân biệt giữa ta và người khác. Chúng ta bám chấp vào điều thiện chống lại điều ác. Tất cả điều đó là biểu lộ của bám chấp và kết quả là chúng ta thất bại trong việc đạt giải thoát và thành công trong việc đem quá nhiều đau khổ lên chính mình. Sự quan trọng của không bám chấp không ngụ ý thực tại là trống không giống như hang động trống mà ám chỉ cực đoan của chủ nghĩa hư vô. Để đi vào kinh nghiệm thoát khỏi các cực đoanchúng ta phải thoát khỏi cực đoan của chủ nghĩa hư vô và vĩnh cửu (thường kiến và đoạn kiến).

Bài kệ này nói đến ba cái đầu tiên của các tiến trình chuyển tiếp; lúc sống, giấc mộng và thiền quán ổn định. Nếu bạn rèn luyện thành thạo trong ba cái này, bạn không cần sợ hãi tiến trình chuyển tiếp của cận tử. Thậm chí nếu bạn chưa đem các thực hành này đến tột đỉnh của chúng, nhưng có rèn luyện thật sự trong chúng thì tiến trình chuyển tiếp của cận tử là thật dễ dàng.

Than ôi! Vào lúc này, khi tiến trình chuyển tiếp của cận tử xuất hiện đến con,
Con phải từ bỏ bám luyến, thèm khát và bám chấp vào bất cứ thứ gì.
Không dao động, con phải đi vào kinh nghiệm của các hướng dẫn rõ ràngthiết thực
Con phải chuyển di giác tánh bất sinh của con đến bản tánh tuyệt đối của không gian.
Con sắp bị tách khỏi sự đa hợp của thân máu, thịt của con.
Biết rằng nó là vô thường và như huyễn!
Than ôi! Vào lúc này, khi tiến trình chuyển tiếp của tự thân thực tại xuất hiện tới con,
Con phải từ bỏ nỗi sợ hãi và kinh hoàng đến bất cứ gì.
Con phải nhận ra rằng bất cứ những gì xuất hiện đều là hình tướng tự nhiên của tánh giác.
Biết được rằng nó là cách xuất hiện của tiến trình chuyển tiếp!
Sẽ đến lúc gặp ngưỡng cửa quyết định.
Đừng sợ hãi tập hội hiền minh và phẫn nộ vì đó là hình tướng của chính bạn!

Trong tiến trình chuyển tiếp của tự thân thực tại, nhiều loại âm thanh và sắc tướng xuất hiện và việc quyết định là nhận ra các điều này như chính bản tánh bạn do đó không sợ hãi. Dường như nhiều người can đảm với những kết quả của hành động bất thiện của chính họ. Chúng ta dấn thân vào hành động bất thiện với sự can đảm to lớn và dũng cảm chịu đựng, không có cảm giác xấu hổ. Không may, vào lúc chết sẽ rất khó duy trì loại thái độ anh hùng này. Ngay bây giờ chúng ta đang cầm dây cương của tương lai mình, của định mệnh chúng ta. Sau cuộc đời này liệu chúng ta sẽ đến được một cõi tịnh độ không? Có đi đến một trạng thái may mắn của sinh tử không? Hay chúng ta sẽ đi xuống trạng thái thấp của sinh tử? Chúng ta bị trói buộc ở đâu?

Cầm dây cương của chính định mệnh mình, ngay bây giờ chúng ta có cơ hội quyết định sẽ đi đâu sau khi chết. Nếu bỏ qua cơ hội hiện tại này và đợi cái chết đến cửa nhà mình, thì rất khó có được loại kiểm soát mà hiện giờ chúng ta có. Đừng nghĩ rằng bạn phải nghe tôi, vì bạn sẽ đối mặt với chính hoàn cảnh của bạn. Như bản văn nói, “Một ngày nào đó bạn sẽ đến nơi khó khăn này”. Cách diễn đạt này thật đầy ý nghĩa vì bạn sẽ ở trong hoàn cảnh đó. Nó sẽ xảy đến với bạn.

Sự mô tả về tiến trình chuyển tiếp của tự thân thực tại này có đúng hay không? Có một số người nghĩ rằng toàn bộ bàn luận về cái thấy các thân lưu xuất hiền minh và phẫn nộ này là niềm tin của đạo Phật và chỉ liên quan cho những Phật tửHoàn toàn không phải! Tất cả chúng sinh đều có những kinh nghiệm này. Tin vào việc chỉ có những tín đồ đạo Phật mới chứng kiến hiện tượng khủng khiếp sau khi chết, trong khi chỉ có người khác được kinh nghiệm ánh sáng hạnh phúc v.v… cũng là một sai lầmChúng ta hãy xem xét giả thuyết đó. Có thực là chỉ riêng tín đồ đạo Phật có các giấc mơ khủng khiếp còn mọi người khác chỉ có những giấc mơ tốt đẹp? Các Phật tử có những giấc mơ xấu hơn người khác chăng? Dường như chẳng có một chút chứng cớ nào cho điều đó. Nếu điều đó không đúng, thì vì sự kết thúc tương tự giữa tiến trình chuyển tiếp sau khi chết và trạng thái mộng, chứng cứ từ cái này có thể sử dụng cho việc đưa ra kết luận về cái kia. Do đó, giáo lý này không chỉ dành cho các tín đồ đạo Phật, không chỉ cho con người mà dường như nhiều loại súc vật cũng có giấc mộng. Bạn chưa bao giờ thấy một con chó đang ngủ và nghe nó sủa vì giấc mơ xấu hay sao? Thế nên chúng có cùng vấn đề như chúng ta. Bây giờ là lúc chúng ta có cơ hội áp dụng giáo lý này vào thực hành. Nếu lãng phí thời gian để thực hành này, chúng ta sẽ gặp gỡ lúc kết thúc tại “nơi khó khăn này” và chúng ta sẽ có khó khăn lớn.

Kế tiếpchúng ta đi đến cái thứ sáu của tiến trình chuyển tiếp: tiến trình chuyển tiếp của sự trở thành. Nếu đã rèn luyện kỹ trong năm tiến trình chuyển tiếp đầu tiên, bạn sẽ có sự kiểm soát và đặc quyền để thực hành trong tiến trình chuyển tiếp thứ sáu, trong đó bạn có thể tự do đi đến bất cứ nơi nào bạn muốn – ví dụ, đến một cõi tịnh độ. Điều đó do bạn chọn. Không có bất cứ rèn luyện nào trong bất kỳ năm tiến trình chuyển tiếp trước, bạn sẽ thấy chính mình trong một nơi khó khăn. Nếu tự hỏi bạn sẽ làm ra sao, thì hãy xem xét cách cư xử của bạn trong lúc mộng. Nếu không kiểm soát được trong trạng thái mộng, làm sao bạn mong đợi có được bất cứ sự kiểm soátlựa chọn, hoặc tự do nào khi bạn trong tiến trình chuyển tiếp sau cái chết? Ngoài ra, tiến trình chuyển tiếp sau khi chết đó sẽ gây ra nhiều đau khổ, nhiều rối loạn, vậy nó sẽ diễn ra như thế nào? Trái lại, nếu đã rèn luyện kỹ trong năm tiến trình chuyển tiếp này thì bạn sẽ đi từ trạng thái tốt đẹp này sang trạng thái tốt đẹp khác. Nó sẽ giống như kết hợp hai đường ống lại với nhau.

Than ôi! Vào lúc này, khi tiến trình chuyển tiếp của sự trở thành xuất hiện đến con,
Con phải giữ sự quán tưởng tập trung một điểm trong tâm,
Và tha thiết hoàn tất tốt đẹp nhiệm vụ chưa hoàn thành.
Ngăn chặn lối vào tử cung và nhớ lại nguyên nhân của sự quay trở lại.
Đây là lúc cần thiết kiến thanh tịnh, thành thật.
Từ bỏ ghen tức và hãy quán tưởng vị thầy tâm linh với phối ngẫu!

Bạn phải thấy hình tướng như bổn tôn nam và tánh không như vị phối ngẫu. Nếu có thể thực hành vào lúc này, hãy quán tưởng người cha và mẹ tương lai của bạn như vị thầy tâm linh với phối ngẫu ở giữa mandala. Bạn đi vào sự hợp nhất đó với tinh thần vị tha để phục vụ người khác và trong cách đó bạn có thể nhận tái sinh như Nirmanakaya. Trong tiến trình chuyển tiếp của sự trở thành, bạn tự phát sinh trong một thân tướng thanh tịnh, chẳng hạn như Đức Padmasambhava hoặc Vajrasattva. Tự phát sinh trong thân tướng đó, bạn cũng thấy cha và mẹ bạn như vị thầy tâm linh của mình trong thân tướng thiêng liêng và bạn đi vào sự hợp nhất đó. Động cơ vị tha là điều then chốt.

“Với thái độ vô tình không để ý đến cái chết,
Bạn tham gia vào các hoạt động vô nghĩa của cuộc sống này.
Để bây giờ trở về trắng tay vì có dục vọng nhầm lẫn.
Hãy nhận ra rằng những gì cần thiết là Giáo Pháp siêu phàm linh thiêng.
Vậy bạn sẽ không thực hành Giáo Pháp thiêng liêng bây giờ hay sao?”
Vì những lời nói từ ái của vị thầy tâm linh,
Nếu lời khuyên của vị thầy tâm linh không được nhớ trong tâm,
Bạn sẽ không tự lừa gạt chính mình chăng?

Sau đó, hãy nhớ lại các hướng dẫn thiết thực của vị thầy tâm linh.
Samaya.

Đức Padmasambhava và Đức Gyatrul Rinpoche Luận Giảng

Việt dịch: Tuệ Pháp – Nhà Xuất bản Trí tuệ, Boston

Trích: Giải Thoát Tự Nhiên – Giáo lý của Đức Padmasambhava về Sáu Bardo (Luận Giảng: Ngài Gyatrul Rinpoche)