FILE- In this Nov. 20, 2016 file photo, Buddhist monks circle around the Boudhanath Stupa during during the final day of its purification ceremony in Kathmandu, Nepal. A year and a half after a colossal earthquake destroyed hundreds of its treasured historic sites, Nepal on Tuesday celebrated the restoration of the iconic Buddhist monument topped in gold that towers above Kathmandu. (AP Photo/Niranjan Shrestha, File)

Nhận thức mỗi ngày

Trước hết chúng ta hãy nhìn vào bản thân. Trong chúng sinh hữu tình, chúng ta mang cơ thể con người. Một con người gồm có thể xác, ngôn ngữ và tâm trí; những thứ này được gọi là tam môn. Đối với ngôn ngữ, nó chẳng là gì khác ngoài âm thanh mà nhờ chúng, chúng ta có thể phát biểu và những âm thanh mà người khác có thể nghe. Quan trọng hơn nữa là thể xác và tâm trí chúng ta. Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, đôi khi thể xác là trọng tâm chú ý, nhưng khi khác thì tâm trí lại là trọng điểm. Thể xác và tâm trí được liên kết mật thiết, đến nỗi chúng ta cho rằng chúng hầu như là một, như thể chúng có cùng bản chất. Thế nhưng nếu phân tích kỹ hơn, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng thể xác là ‘dạng vật chất cấu thành từ các nguyên tử và tâm trí là thứ ‘minh bạch và có ý thức’. Đối với thể xác, có rất nhiều thành tố khác nhau tạo nên da thịt, máu, xương, nội tạng để định hình toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, tâm trí có những đặc tính hoàn toàn khác. Nó không phải là vật chất, cũng không phải là sự cấu thành từ các nguyên tử. Tâm trí được định nghĩa là ‘minh bạch và có ý thức’. Tâm trí biết và hiểu về các sự việc. Đó là lý do vì sao, bằng phân tích chi tiết, chúng ta có thể biết rằng thể xác và tâm trí hoàn toàn khác nhau về bản chất.

Mặc dù thể xác và tâm trí khác nhau theo quan điểm về bản chất của chúng, nhưng chúng ta vẫn không thể tách bạch chúng. Đó là bởi thực tế là chừng nào chúng ta còn sống, thể xác sẽ lệ thuộc vào tâm trí và ngược lại, tâm trí không tách khỏi thể xác. Đó là lý do vì sao chúng ta xem chúng là một đơn vị. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể tách biệt hai thứ này. Bởi thế ở đây chúng ta sẽ phân tích tâm trí một cách riêng biệt.

Tâm trí được mô tả là tám tập hợp của nhận thức. Dĩ nhiên, về mặt bản chất thì tâm trí chỉ có một, tuy nhiên, nó có thể được phân chia thành tám khía cạnh khác nhau của nhận thức, mỗi khía cạnh có những đặc tính riêng biệt.

Chừng nào chúng sinh hữu tình còn cư ngụ trong sự hiện hữu có điều kiện, được gọi là giai đoạn bất tịnh, tâm trí sẽ thể hiện bản thân của nó dưới dạng bát thức (tám tập hợp của nhận thức). Kết quả của việc thực hành đạo pháp và tập trung thiền định (Phạn ngữ samadhi) là tám dạng nhận thức sẽ được thanh lọc. Khi đó chúng sẽ chuyển hóa và nhờ đó tự bộc lộ theo năm dạng tính giác bản nguyên. Để hiểu được bản chất của năm dạng tính giác này, trước hết chúng ta phải nhìn vào tám tập hợp nhận thức.

Việc hiểu được cách chuyển hóa của nhận thức sang tính giác bản nguyên cũng giúp chúng ta hiểu được cách trải qua con đường đi đến Phật quả và loại kết quả mà mỗi con đường có thể mang lại. Hơn nữa, điều này còn chứa đựng lợi ích nhất thời đối với việc thực hành thiền định nhằm biết cách thiền định thực hiện chức năng như thế nào. Điều này đúng với thiền định theo một vị bổn tôn cũng như những dạng hành thiền tập trung khác, chẳng hạn như thiền chỉ hay nội quán sâu sắc. Những khi chúng ta để cho tâm trí thư giãn trong tự nó, sẽ rất hữu ích nếu biết về các đặc tính và sự phân chia của tám dạng nhận thức.

Đối với thiền định dựa trên bản chất của tâm trí, bạn thường yêu cầu sự hướng dẫn rõ ràng từ đạo sư. Một số hành giả có đủ may mắn để ngay lập tức nhận ra bản chất đích thực của tâm trí, trong khi những người khác thì chỉ nhận thức được sự khích động từ nó, một trải nghiệm nhất định về tâm trí đích thực. Nếu không biết chính xác tâm trí và nhận thức hoạt động như thế nào, trải nghiệm của những hành giả sẽ tan biến sau vài ngày. Sự hiểu biết về tâm trí và tám dạng nhận thức có được thông qua dạng bát nhã cao nhất (Phạn ngữ prajna) của sự nghe và suy niệm. Khi thật sự thiền định theo cơ sở này và thoáng thấy bản chất của tâm trí, chúng ta có thể liên tục gia tăng trải nghiệm về nó thông qua sự thiền định về sau. Đó là lý do vì sao việc hiểu biết về bát nhã là điều cực kỳ hữu dụng.

Một người mới bắt đầu – người cho rằng thể xác là một vị bổn tôn và không hiểu biết về những đặc tính riêng biệt của nhận thức – sẽ nghĩ rằng họ có thể nhận thấy bổn tôn trong quá trình hành thiền, như thể được nhìn thấy trực tiếp bằng mắt. Tuy nhiên đôi mắt có cách tiếp nhận những dạng thức cụ thể thô sơ hơn nhiều. Những người mới bắt đầu quả thật hành thiền với hy vọng đạt được sự minh bạch này. Dẫu vậy, điều đó sẽ không xuất hiện, do thiền định dựa trên bổn tôn sẽ không diễn ra thông qua nhận thức của mắt mà thông qua trung gian của con mắt tâm trí. Đối tượng của nhận thức tâm trí ít rõ ràng hơn, Nhận thức bổn tôn hầu như không hoạt động giống như nhận thức của đôi mắt. Đó là lý do vì sao một số người hành thiền cảm nhận về một hình ảnh tâm trí mơ hồ nghĩ rằng họ không thể thiền định đúng cách dựa trên bổn tôn. Kết quả là họ hình thành các ác cảm đối với thiền định. Tuy nhiên những người hiểu rằng mỗi loại nhận thức được cảm nhận theo cách khác nhau sẽ biết rằng hình ảnh tâm trí không rõ ràng như những hình ảnh được tiếp thu bằng mắt thường, và do đó, họ hài lòng với thiền định. Họ biết cách hành thiền, và do đó việc hành thiền của họ suôn sẻ.

Đức Khenchen Thrangu Rinpoche

Trích: Sống Mỗi Ngày Với Phật Pháp – NXB Từ Điển Bách Khoa