Dalai-Lama

Những lợi ích của bi mẫn

Định Nghĩa Bi Mẫn

Cuối cùng chúng tôi đã đến cực điểm của những cảm xúc con người: bi mẫn. Bi mẫn được định nghĩa một cách thông thường như một loại thông cảm hay cởi mở đến khổ đau của người khác, phối hợp với nguyện ước rằng họ được tự do khỏi khổ đau của họ. Những định nghĩa của một số người bao gồm nguyện ước để giúp đỡ con ngườikhổ đau.

Tuy nhiên, đối với những mục tiêu của chúng tôi ở đây vào những lúc có thể lợi ích để nghĩ về bi mẫn trong dạng thức của một nhóm những cảm xúc liên hệ hay những thể trạng tinh thần tích cực hơn là một cảm xúc duy nhấttương tự vấn đề chúng tôi nhận thức “gia đình hy vọng” trước đây như thế nào. Sử dụng kiểu mẫu này, chúng tôicó thể nghĩ về “gia đình bi mẫn” như bao gồm một con số của những thể trạng tinh thần và cảm xúc tích cực liên hệ như thế nào – thấu cảm (trắc ẩn), bi mẫn, ân cần, v.v… Trải qua hàng năm, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã sử dụngnhiều dạng thức để diễn tả những thể trạng tích cực của tâm thức trong gia đình này – một lòng hảo tâm, tình cảm, và một trái tim nồng ấm là ba thứ mà ngài thường dùng. Khi ngài nói về tình thân hữu, giọng điệu của ngài chuyển tải một cách phổ thông cùng ý nghĩa. Trong những năm gần đây hơn, khi ngài nói về bi mẫn ngài dường như đang sử dụng chữ “ân cần” thường xuyên hơn.

Những Lợi Ích Của Bi Mẫn

Bi mẫn có thể được xem như là thể trạng của tâm thức hiện hữu tại giao điểm giữa hạnh phúc nội tại và ngoại tại, nơi mà hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội đồng quy tại một điểm duy nhất, và một loại thuốc thần để hoạt động như một loại đối trị với cả nổi khốn cùng cá nhân và rắc rối xã hộiTối thiểu, theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, chứng cứ khoa học, và ý nghĩa thông thường.

Như thế nào? Chúng tôi đã khám phá nhiều rắc rối trong thế giới ngày nay. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã biết rằng chúng ta cần nhiều phương pháp và cần hành động trên nhiều trình độ nhằm để trình bày những rắc rối phức tạp và đa dạng của xã hội ngày nay. Nhưng ngài cũng đã giải thích vấn đề hầu hết những rắc rối của xã hội chúng ta được làm nên trên trình độ căn bản nhất bởi những sự hoạt hóa điên đảo nào đó của nhận thức và suy tư như thế nào, bởi những cảm xúc tiêu cực như thế nào, và bởi những cung cách mà chúng ta liên hệ theo thói quen đến người khác như thế nào – là điều mà mọi khả năng đưa vào trong một phương hướng tàn phá lẫn nhau trong cách này hay cách khác.

Bây giờ, bên cạnh những sự “chạy chữa” đặc thù hơn hay những phương thức trị liệu đặc biệt hơn cho những rắc rối của xã hội mà chúng tôi đã từng nói đến trong những chương trước, chúng tôi cũng chỉ ra vấn đề phát sinh những cảm xúc tích cực trong phổ quát có thể hoạt động như một sự đối trị đến những nguyên nhân tiềm tàng hay cơ bản của những rắc rối xã hội như thế nào. Bi mẫn mang với nó tất cả những lợi ích của cả thấu cảm và cảm xúctích cực. Như một trong những cảm xúc tích cực năng động nhất, bi mẫn có thể gặt hái tất cả những lợi ích tiềm tàng của những cảm xúc tích cực trong phổ quát – như chúng ta đã từng thấy, những nghiên cứu cho thấy những ảnh hưởng của các cảm xúc tích cực có thể sinh ra những ảnh hưởng này, và nó không làm nên sự khác biệt nào cho dù những cảm xúc tích cực đặc thù gây ra là tiếu lâmvui sướng, tĩnh lặng, hay những cảm giác phổ thông hơn của “hạnh phúc” hay “ảnh hưởng tích cực”, v.v… Do vậy, một trong những cảm xúc tích cực năng động nhất, bi mẫn mang mọi lợi ích tiềm tàng giống như tất cả những cảm xúc tích cực còn lại trong tổng quát.

Tiếp theo chúng ta đã thấy ‘cảm xúc tích cực’ của thấu cảm mang cùng những lợi ích tổng quát như những cảm xúctích cực khác, cộng thêm nó cũng có những tính chất đặc biệt mà trong ấy nó có thể chuyển hóa vấn đề chúng tacó thể liên hệ với người khác như thế nào, vì thế làm thuận lợi những ràng buộc xã hội và làm thay đổi trong suy nghĩ có thể giúp vượt thắng nhiều rắc rối trong xã hội ngày nay. Giống như với những lợi ích của những cảm xúctích cực trong phổ quát, bi mẫn cũng mang tất cả những lợi ích của thấu cảm (trắc ẩn). Điều này là bởi vì thấu cảm là một thành tố quan trọng của bi mẫn. Bất cứ nơi nào có bi mẫn, chúng ta luôn luôn sẽ tìm ra một mức độ nào đó của thấu cảm. Vì bi mẫn liên hệ khả năng cảm nhận nổi khổ của người khác, chúng ta tối thiểu phải có một mức độ nào đó của thấu cảm cho người khác. Do thế, vì bi mẫn đòi hỏi một mức độ nào đó của thấu cảm, căn bản bởi định nghĩa, hầu như chắc chắn rằng việc phát sinh một thể trạng của bi mẫn sẽ mang tất cả những lợi ích tiềm tàng của thấu cảm mà đã từng được thảo luận.

Như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chỉ ra, có một sự nối kết mật thiết giữa thấu cảm và bi mẫn. Từ quan điểm khóa học, những nghiên cứu phong phú đã chỉ ra mối liên hệ giữa tiếp nhận nhận thức, bi mẫn, và vị tha, cho thấy thấu cảm có khuynh hướng hướng đến bi mẫn và khuynh hướng giúp đỡ người khác một cách tự nhiên, những đối tượng của lòng bi mẫn và thấu cảm của chúng taThí dụ, Batson đã khảo sát một cách rộng rãi mối quan hệ giữa thấu cảm và bi mẫn, và đã thấy rằng tiếp nhận nhận thức làm gia tăng “mối quan tâm thấu cảm”, một thể trạng của tâm thức đưa đến việc giúp đỡ người khác, thúc đẩy đơn giản bởi lòng khao khát cải thiện sự cát tường của người khác. Dĩ nhiên, luôn luôn có những sự đa dạng và nhiều nhân tố khác biệt có thể đóng góp đến khả năng của một cá nhân nào đó cho thấu cảm, bi mẫn, và sự đáp ứng của người ấy đến những hoàn cảnh của người khác. Trong một số trường hợp, thấy mọi việc từ quan điểm của người khác có thể không tự động luôn luôn đưa đến lòng bi mẫn lớn hơn cho người khác.

Trong những trường hợp khác, bi mẫn có thể không luôn luôn đưa đến thái độ giúp đỡ. Thí dụ, đôi khi sự thấu cảm và lòng bi mẫn của một người là rất lớn, và người ấy kinh nghiệm khổ đau của người khác rất nhạy bén, đến nỗi họ bị đánh bại với một cảm nhận khổ đau cá nhân và không thể hành động. Trong trường hợp như vậy, chúng ta có thể cần dùng những sách lược để giảm thiểu băn khoăn và sợ hãi, như chúng tôi đã thảo luận trong chương 9. Luôn luôn có những khác biệt cá nhânMột lần tôi đã hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma về vấn đề đối phó với những trường hợp như vậy ra sao. Cảm nhận của ngài là người ta có thể cần hoạt động trên việc làm mạnh hơn lòng bi mẫn, và cuối cùng nó sẽ trở nên đủ mạnh để vượt thắng cảm nhận đau khổ cá nhân.

Bi mẫn và thay đổi xã hội

Trong việc nói về khả năng của bi mẫn mang đến những thay đổi tích cực trong xã hội – trong việc loại trừ thành kiếnphân biệtchủng tộcxung độtbạo động, và những rắc rối xã hội khác – rõ ràng duy chỉ bi mẫn mà thôi không thể thay đổi xã hội. Xét cho cùng, bi mẫn là một thể trạng của tâm thức. Nhằm để mang đến sự thay đổi xã hội, hành động được đòi hỏi – chúng ta phải thay đổi thái độ phối hợp với những thể trạng tàn phá của tâm thứcDĩ nhiên, như chúng ta đã thấy, bi mẫn có khả năng tiềm tàng để chiến thắng những thể trạng tàn phá của tâm thức, chẳng hạn như thành kiến và thù hận, và có thể chuyển hóa cung cách chúng ta nhận thức người khác, chẳng hạn như thấy người khác một cách thực tiễn hơn và ít ấn tượng rập khuôn cố hữu hơn. Chỉ việc ấy thôi phải có ảnh hưởng trong việc thay đổi cung cách chúng ta liên hệ với những ai mà chúng ta hình thành sự tiếp xúc, và có một tác động nhỏ trên những ai trong môi trường tức thời của chúng ta. Và quan tâm đến ảnh hưởng lan truyền của những cảm xúc tích cực và bản chất phụ thuộc tương liên của thế giới ngày nay, bất cứ tác động tích cực nào chúng ta có trong môi trường tức thời cuối cùng sẽ có những ảnh hưởng sâu rộng hơn, giống như gợn sóng lan tỏa trên mặt hồ.

May mắn thay, ảnh hưởng của bi mẫn trên thái độ của một người vượt khỏi sự vô hiệu quá một cách đơn giản thụ động bất cứ khuynh hướng cá nhân đối với thành kiếnphân biệt chủng tộcxung đột, hay bạo động. Bi mẫn có khuynh hướng tạo nên động cơ để tiếp nhận thêm những bước năng động để giúp đỡ người khác, để làm giảm thiểu khổ đau của người khác, và hành động để làm tăng tiến lợi ích của người khác. Dĩ nhiêncon người khác biệt trong nguồn gốc, khả năng, sự thông minh, và năng lực để giúp đỡ người khác và thúc đẩy thay đổi xã hộiCon người phải quyết định cho chính họ cung cách tốt nhất và hiệu quả nhất mà họ có thể thực hiện một cống hiến để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Nhưng việc trau dồi một thể trạng tâm thức thúc đẩy con người làm một cống hiến đến một thế giới tốt đẹp hơn rõ ràng là bước thứ nhất.

Bi mẫn và hạnh phúc cá nhân

Chúng tôi đã nói đến trường hợp bi mẫn là giao điểm giữa hạnh phúc cá nhân và xã hội, đóng góp đến cả hai. Cho đến đây, chúng tôi đã trình bày vấn đề bi mẫn có thể giúp để vượt thắng những rắc rối xã hội như thế nào, hay tối thiểu làm thay đổi trong suy nghĩ hầu như có thể giải quyết những rắc rối xã hội. Do vậy những gì tồn tại đang chỉ mối liên kết giữa hạnh phúc và bi mẫn cá nhânNhận thức này đang dần dần đạt được một động lực ở phương Tây, mặc dù vẫn đúng là có một khoảng cách lớn giữa đề cập của Đức Đạt Lai Lạt Ma về bi mẫn, là điều liên kết chặc chẽ với hạnh phúc riêng của cá nhân, và quan điểm phổ biến của phương Tây.

Trong cuộc thảo luận buổi trưa ấy ở Tucson, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã không đi vào chiều sâu rộng hơn trong việc thảo luận bi mẫn trong tổng quát. Nó là một chủ đề mà chúng tôi đã nói nhiều lần trong quá khứ, vì thế thay vì che lấpquan điểm cũ, ngài đã chắt lọc tư tưởng của ngài để nắm bắt cốt lõi của bi mẫn, thông điệp chìa khóa, và trực tiếp bình luận trong phạm vi hiện tại của chúng tôi. Bên cạnh, sau khi đi vào chiều sâu đến như vậy trong việc trau dồi một ý thức về tính nhân bản chung của chúng ta và v.v…, những chủ đề mà trước đây tôi chưa từng nghe ngài giải thích trong cùng cách khá giống như vậy, không có nhiều để thêm vào. Nhưng tuy thế, nhằm để thấu hiểu quan điểm của ngài về mối quan hệ giữa bi mẫn và hạnh phúc cá nhân, thật lợi ích để bổ sung một ít bình luận ở đây.

Trải qua hàng năm, tôi đã khám phá với Đức Đạt Lai Lạt Ma một số khác biệt giữa quan điểm của ngài – quan điểmcủa Đạo Phật Tây Tạng – về bi mẫn và quan điểm của phương Tây. Từ nhận thức của ngài, bi mẫn liên hệ sự tỉnh thức sâu xa về nổi khổ đau cá nhân và một sự ân cần chân thành, một nguyện ước thành tâm để con người được giải thoát khỏi khổ đau của họ, và một khát vọng để làm điều gì đó để giải thoát khổ đau của họ. Quan điểm của phương Tây về bi mẫn là gắn bó chặt chẽ với lòng vị tha, là điều đi đến hoàn hảo với một ý nghĩa của tự hy sinh – nơi mà lòng bi mẫn hay vi tha của một người được hướng 100 phần trăm đến người khác, và hạnh phúc của chính cá nhân ấy không cân bằng như phần hy sinh cho người khác. Trong thực tế, có ý nghĩa rằng nếu chúng ta có bất cứ tư tường nào vì lợi ích tự thân khi biểu lộ lòng tử tế ân cần với người khác, nó “không được tính” như một hành vi vị tha hay bi mẫn thuần khiết. Đức Đạt Lai Lạt Mabình luận về điều thiếu sót này về chính mình như một đối tượng chính đáng của bi mẫn, ngài cảm thấy rằng người phương Tây thật sự đã thiếu trong mạch bi mẫn. Ngài cảm thấy không có gì sai trong việc khởi lòng bi mẫn cho chính mình cũng như cho người khác, cũng không có điều gì sai với việc gặt hái một số tưởng thưởng cá nhân như một kết quả của cảm nhận từ bi cho người khác – nói cách khác, chúng ta tìm thấy hạnh phúc cá nhân như một kết quả của việc phát sinh từ bi cho người khác.

Văn hóa phương Tây có thể vẫn không tự động liên kết khái niệm bi mẫn với hạnh phúc cá nhân, nhưng những khám phá khoa học đang bắt đầu thay đổi điều đó. Ngay khi những khám phá này bắt đầu rời khỏi các phòng thí nghiệm và trường đại học, và vào trong dòng chính của văn hóa phổ thông hiện đại, có lẽ chúng ta sẽ thấy một số thay đổi gây ấn tượng sâu sắc trong xã hội chúng ta khi ngày càng nhiều người tầm cầu để trau dồi một cách năng động bi mẫn cho người khác như một phương tiện để đạt đến hạnh phúc cá nhân và toại nguyện đời sống.

Vào lúc viết loạt sách đầu của Nghệ Thuật Hạnh Phúc, chỉ có một ít nghiên cứu khoa học liên hệ đến hạnh phúc, và dường như ngay cả ít hơn khi nghiên cứu về bi mẫn, một cách đặc biệt về những khía cạnh sinh học. Trong bộ sách ấy, chúng tôi đã đề cập một hay hai thí nghiệm được tiến hành bởi một ít nhà nghiên cứu tiên phong về hạnh phúc, xé rào vào lúc đó. Tuy nhiên, từ lúc ấy, đã có một cuộc Cách Mạng Hạnh Phúc toàn cầu, với một khám phá thật sự về nghiên cứu trên những cảm xúc tích cực, đưa đến một khối lượng lớn mạnh về nghiên cứu thiết lập sự nối kết giữa hạnh phúc cá nhân và bi mẫn. Một số nghiên cứu hấp dẫn nhất trong lãnh vực này đã được tiến hành bởi Richard Davidson, giám đốc phòng Thí Nghiệm về Khoa Học Thần Kinh Cảm Xúc tại Đại học Wisconsin – Madison. Việc làm đột phá này một phần đã được gợi hứng bởi sự tiếp xúc của Davidson với Đức Đạt Lai Lạt Ma như một bộ phận của những cuộc gặp gỡ tiếp diễn của Viện Tâm Thức và Đời Sống. Như một kết quả từ những cuộc nghiên cứucủa ông giám sát sự hoạt động của não bộ qua việc sử dụng những máy hình dung não bộ fMRI. Davidson định vị một vùng của não bộ trong vỏ não phối hợp với hạnh phúc. Một cách đặc biệt, ông xác định một vùng của vỏ não phía trước bên trái phối hợp với những thể trạng hạnh phúctích cực của tâm thức – chẳng hạn như nhiệt tình, hăng háivui sướng, khí lực, và khả năng hồi phục tinh thần. Trong một loạt thí nghiệm, Davidson tìm cách để xem những gì đang xảy ra trong não bộ khi người ấy đang trải nghiệm bi mẫn.

Trong một trong những thí nghiệm mà tôi thích thú về sự nổi kết giữa hạnh phúc cá nhân và bi mẫn, bác sĩDavidson và những đồng nghiệp đã đem một thầy tu Tây Tạng người Pháp vào trong phòng thí nghiệm của ông để nghiên cứu những ảnh hưởng của bi mẫn. Vị thầy tu này là một người được rèn luyện tinh thông, người đã dành nhiều năm trong vùng Hy mã lạp sơnthiền quán về bi mẫn. Đặt vị tu sĩ vào trong máy đo điện não đồ EEG và máy hình dung não bộ fMRI, Davidson đã bắt đầu bằng việc ghi nhận chức năng của não bộ vị thầy tu trong thể trạng thư giãn để đo lường hoạt động căn bản của não bộ, sau đó ông yêu cầu vị tu sĩ tiến hành một buổi thiền quánmạnh mẽ về bi mẫn. Những kết quả cho thấy rằng trong khi thiền quán về bi mẫn, có một chuyển hướng đột ngột về phía trái trong chức năng bên trái phía trước của ông ta, lóe sáng “vùng hạnh phúc” của não bộ, đưa Davidson đến kết luận: “Chính hành động quan tâm cho sự cát tường của người khác đã tạo nên một cảm nhận mạnh mẽ hơn của cát tường trong chính ông thầy tu.” Có chứng cứ gì hơn để kết luận về sự nối kết giữa hạnh phúc cá nhânvà bi mẫn?

Cũng có một số nghiên cứu về sự nối kết hạnh phúc cá nhân và ân cần tử tế. Thí dụ, trong một thí nghiệm, bác sĩSonja Lyubomirsky và những đồng nghiệp tại Đại Học California Riverside đã yêu cầu các đối tượng thí nghiệm chọn một ngày trong mỗi tuần để tiến hành năm “hành động tự ý về ân cần, tử tế”. Những thứ này không nhất thiết cần là những hành động anh hùng tự hy sinh; chúng có thể đơn giản như mở cửa cho ai đấy với một nụ cười ấm áp hay bí mật bỏ thêm tiền xu vào đồng hồ đậu xe của ai đấy sắp hết giờ. Sau sáu tuần, các đối tượng trong cuộc nghiên cứu đã trải nghiệm một sự gia tăng nổi bật trong toàn thể mọi trình độ của hạnh phúc và toại nguyện đời sống.

Các cuộc thí nghiệm như thế này đã thiết lập một cách vững vàng về sự đúng đắn của niềm tin nền tảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Nếu chúng ta muốn người khác hạnh phúc, hãy thực tập bi mẫn. Nếu chúng ta muốn hạnh phúc, hãy thực hành bi mẫn.”

Trong việc cung ứng chứng cứ về ảnh hưởng lợi ích của bi mẫn, tôi sẽ bổ sung thêm một nghiên cứu được điều khiển bởi Davidson và các đồng nghiệp. Bây giờ có một chứng cứ cụ thể rằng chúng ta có thể học hỏi để rèn luyệntâm thức để vượt thắng những cảm xúc tiêu cực, cũng như để trở thành bi mẫn hơn, hạnh phúc hơn, v.v… Do vậy, trong nghiên cứu này, các nhà chuyên môn đang khảo sát khả năng của con người để rèn luyện tâm thức của họ – một cách đặc biệt nhìn vào khả năng của họ để điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực của họ. Trong bước thứ nhất, các đối tượng được cho thấy một số hình ảnh quấy rầy trong khi não bộ của họ được theo dõi bởi máy hình dungnão bộ fMRI. Những hình ảnh được sử dụng để khơi dậy những đáp ứng cực kỳ tiêu cực là những hình ảnh thông thường của những người bị truyền nhiễm hay có thể là những người bị mổ xẻ cắt xén, chẳng hạn như hình của một em bé với một cục bướu to lớn mọc phía ngoài mắt của nó. Chẳng hạn những hình ảnh có khuynh hướng để gây ra những cảm xúc như phẫn nộsợ hãi, và một thể trạng cảm xúc tiêu cực thông thường. Điều này được chứng thực trên máy fMRI bằng việc cho thấy sự kích thích của những cấu trúc như amygdala, là điều như chúng ta bây giờ biết, là liên hệ với những cảm xúc như băn khoăn và sợ hãi, cũng như những đáp ứng căng thẳng.

Trong bước tiếp theo của thí nghiệm, các đối tượng sau đó thực tập một kỹ năng để giảm thiểu đáp ứng cảm xúctiêu cực của họ. Kỷ năng liên hệ việc phát sinh một cảm nhận bi mẫn. Các đối tượng được hướng dẫn để nhìn vào tấm hình một lần nữa, nhưng lần nầy với một sự gợi hứng chân thành rằng sự khổ đau của con người được minh họa trong bức hình được xoa dịu và quan điểm là tích cực. Nhìn vào tấm ảnh trong cung cách mới này hoạt độngnhư một loại thuốc giải đến cảm xúc tiêu cực – sự kích hoạt của amygdala bị trung hòa! Vì vậy, có chứng cứ rằng sự thực tập bi mẫn có thể điều chỉnh hay giảm thiểu những cảm xúc tiêu cực và căng thẳng cũng như đem lại các cảm xúc tích cực và hạnh phúc. Nhân tiện đây, trong một ý nghĩa rộng rãi hơn, kỹ năng này cũng có thể được thấy như một bài tập trong việc đánh giá tích cực lại tấm hình gây phiền não, hay một phương pháp của việc mở rộngquan điểm một người, nhìn vào nó từ một góc cạnh khác, từ một nhận thức tích cực hơn, v.v… – cùng chính kỹ năng được Đức Đạt Lai Lạt Ma đề xuất trong những chương trước đây như một phương pháp để hỗ trợ người ta đối phó với nghịch cảnh và những rắc rối hằng ngày. Ở đây một lần nữa, chúng ta có thể thấy đây là một kỹ năng rất hiệu quả cho việc vượt thắng những cảm xúc phiền não và hoạt động như một sự đối trị đến những phản ứng căng thẳng.

Bây giờ chúng ta đã thấy việc thực tập bi mẫn không chỉ chuyển hóa cung cách của một người suy nghĩa và của việc liên hệ đến người khác trong những cung cách xây dựng niềm tin; tái thấm nhuần dần tâm linh của cộng đồng; vượt thắng ấn tượng rập khuôn cố hữu, thành kiến, và phân biệt chủng tộc; và hành động như một biện pháp ngăn ngừa chống lại xung đột và bạo động nhưng chúng ta cũng thấy bi mẫn có thể hoạt động như một cội nguồn vô hạn cho hạnh phúc và cát tường của con người trên trình độ cá nhân. Từ nhận thức này, có thể không là một sự phóng đại để thấy bi mẫn như một cảm xúc siêu việt của con người hay một thể trạng tích cực của tâm thứcgiao điểm giữa hạnh phúc cá nhân và xã hội. Và, như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng chỉ chúng ta, việc trau dồi một sự thấu hiểu và tỉnh thức sâu sắc về tính nhân bản chung của chúng ta là một phương tiện trực tiếp và năng động nhất của việc thiết lập một cảm nhận sâu xa về sự nối kết với người khác có thể hoạt động như nền tảng của bi mẫn.

Biến Đổi Nhận Thức Công Cộng Về Bi Mẫn

Buồn thay, dĩ nhiênchúng ta không thấy bi mẫn và ân cần tử tế được thực tập đủ rộng trong thế giới ngày nay. Có lẽ một trong trở ngại chính là công chúng phổ thông vẫn không nhận thức bi mẫn như một cội nguồn gắn bó với hạnh phúc cá nhânchúng ta không nhận thức một cách rộng rãi phạm vi bao quát những lợi ích thực tiễn được tìm thấy từ sự thực tập bi mẫn. Chúng ta vẫn nhận thức bi mẫn như điều gì đấy mà chúng ta ban cho người khác, điều gì đấy không kết hợp với chính hạnh phúc cá nhân trong cuộc sống. Chúng ta vẫn cho bi mẫn như một giáo huấntôn giáotâm linh, hay đạo đức hơn là một thể trạng của tâm thức với nhiều sử dụng thực tiễn, căn cứ trên một quan điểm về đời sống có thể được trau dồi qua những phương pháp đã được chứng minh.

Sự thử thách dường như là trong việc thay đổi nhận thức công cộng về sự thực tập bi mẫn, để nhận thức bi mẫn như một thể trạng của tâm thức với giá trị thực tiễn thật sự, kết quả từ một quan điểm có thể được trau dồi qua nỗ lực của chính chúng ta. Có lẽ có thể có một ý niệm mơ hồ về hy vọng cho một sự chấp nhận nhanh chóng phổ biếnvề tầm quan trọng của bi mẫn, nhưng duy trì trong tâm tư về tiềm năng của những bộ phận rộng lớn của dân chúng Hoa Kỳ tiếp nhận những sự thực tập để trau dồi một lòng bi mẫn lớn hơn. Ý tưởng hy vọng mơ hồ này lóe lên được thấy trong nghiên cứu vừa được đề cập, được Davidson và các đồng nghiệp tiến hành trong việc điều chỉnh các cảm xúc tiêu cực. Để giải thích, trong nghiên cứu ấy các nhà chuyên môn quan tâm trong việc nhìn vào những ảnh hưởng của các kỹ năng này không chỉ trên chức năng não bộ của các đối tượng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, mà cũng trong đời sống hằng ngày của họ, bên ngoài phòng thí nghiệm. Như chúng tôi đã đề cập phía trước, cortisol là một trong những kích thích tố liên hệ trong đáp ứng căng thẳng. Dưới những hoàn cảnh bình thường, khi chúng ta không bị căng thẳngkích thích tố này tiết vào trong máu ở những cấp độ cao vào buổi sáng, rồi thì nó dần dần hạ bớt suốt ngày. Khi trình bày trên một đồ thị, nó cho thấy một sự đổ dốc hay một góc từ buổi sáng đến buổi tối. Dưới ảnh hưởng của căng thẳngkích thích tố này được tiết ra đều đều suốt ngày, đưa đến kết quả trong một đường bằng phẳng trên đồ thị. Nhằm để điều chỉnh mức độ căng thẳng của đối tượng trong ngày, các đối tượng phải được đo lường nước bọt sáu lần sáu lần trong suốt cả ngày. Theo biểu thị những mức độ trên đồ thị, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng những người có thực tập bi mẫn hay kỹ năng “tái nhận định” đã cho thấy một độ dốc hơn, cho thấy ít căng thẳng hơn.

Nhưng cuối cùngchúng tôi đã đi đến điểm chính yếu. Những mức độ bằng phẳng của kích thích tố cortisol, việc trình bày sự tiết ra liên tục của cortisol trong căng thẳng, cũng phối hợp với một con số những ảnh hưởng làm tổn hại đến thân thể. Một trong những ảnh hưởng này là một vòng thắt lưng rộng hơn, hay một cái bụng bự hơn. Độ dốc hơn đưa đến kết quả trong một vòng thắt lưng giảm bớt, một cái bụng nhỏ hơn. Có lẻ điều này có thể là chìa khóa cho một chuyển hóa đột ngột qua đêm của xã hội Hoa Kỳ, sản sinh một xã hội bi mẫn hơn – có thể chúng tađã tìm thấy một giải pháp kỳ diệu cho việc chuyển hóa thế giới và chấm dứt bạo động cùng thù hận. Có lẽ tất cả những gì có thể làm là một vài tờ báo gây náo động dư luận (tabloid) ở siêu thị: MỚI!!! KIÊNG CỮ BI MẪN!!! VÂNG!!! KHÁM PHÁ “BÍ MẬT” NGAY LẬP TỨC!!! KIÊNG KHEM BẰNG TỪ BI!!! VÂNG, ĐÚNG ĐẤY! HÃY ÂN CẦN VÀ BI MẪN VÀ MẤT BA INCH Ở VÒNG BỤNG THẬT SỰ QUA ĐÊM!!

Nghiêm chỉnh mà nói, có thể chắc chắn rằng nhận thức của công chúng về bi mẫn có thể trở nên được tiếp nhậnmột cách rộng rãi hơn trên một trình độ phổ biến như Đức Đạt Lai Lạt Ma và những người khác cho chúng ta thấy giá trị thật sự của thể trạng tâm thức này, đem đến một lợi ích vô vàn cho hạnh phúc của chính chúng ta và cho thế giới rộng lớn. Và khoa học cũng có thể đóng một vai trò nổi bật ở đây, trong việc thay đổi những cung cách chúng ta thực hành thấu cảm (trắc ẩn), bi mẫn, và những cảm xúc tích cực khác. Có thể cần có thời gian, nhưng có những dấu hiệu tích cực rằng những ý tưởng này đang đạt được sự thừa nhận mỗi ngày lan rộng hơn. Bây giờ có sự hiện hữu một hy vọng thật sự cho một con đường chân thành có thể đưa đến cả đến hạnh phúc cá nhân của chính chúng ta cũng như một thế giới tốt đẹp hơn.

Phần cuối ở Tucson là cực điểm của một vài loạt thảo luận diễn ra trong thời gian một vài năm. Vì có thể là một lúc nào đấy trước khi chúng tôi gặp gỡ lại cho một loạt thảo luận khác, nên tôi đã mang theo một khăn choàng kata, một khăn lụa trắng, được trao đổi cả những lúc chào đón lần đầu tiên và chia tay theo phong tục Tây Tạng. Chiếc khăn kata mà tôi mang theo đặc biệt xinh xắn, dài khoảng mười bộ và rộng khoảng 2 bộ, được dệt với những biểu tượng thịnh vượng cũng như những câu kệ nguyện ước may mắn và hạnh phúc.

Buổi cuối cùng của chúng tôi đã đi đến chấm dứtThư ký của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đi vào trong phòng cho biếtrằng người nào đó theo lịch trình diện kiến ngài đã đến rồi. Đáp lại với người thư ký bằng một cái gật đầu, Đức Đạt Lai Lạt Ma quay lại nói với tôi, “Vậy thì, này Howard, đã đến lúc kết thúc. Và tôi muốn cảm ơn ông. Tôi đã thích thúvới những cuộc thảo luận của chúng ta và chúng ta hãy hy vọng rằng khi ông chia sẻ những khám phá dai dẳngcủa chúng ta với người khác có thể có lợi ích cho một số người nào đấy.”

Biết rằng có những người đang chờ đợi, tôi vội vã thu thập những dụng cụ thu thanh và tập vở ghi chép, cảm thấyhơi bối rối khi tôi tìm kiếm chiếc khăn kata để tặng ngài, tôi nói, “Cảm ơn Đức Thánh Thiện vì đã thật rộng lượngvới thời gian của ngài. Ngài biết không, trải qua hàng năm chúng ta đã đề cập đến những chủ đề khác liên hệnhững vấn đề xã hội, chẳng hạn như khoảng cách giữa giàu và nghèo, vấn đề lối sống cá nhânchủ nghĩa tiêu dùng, và vấn đề tham lam, v.v… nhưng những điều này vẫn còn cần được khám phá một cách trọn vẹn hơn. Vì vậytôi hy vọng chúng ta có thể tiếp tục những cuộc thảo luận của chúng ta vào một ngày nào đấy sau này.”

“Okay, rất tốt,” ngài trả lời.

Mặc dù những chiếc khăn kata thông thường được quấn trong một cách mà chúng được bày ra một cách dễ dàng, chiếc khăn này được gói quá chặt nên nó cần một vài phút để trải ra theo chiều dài của nó. Khi tôi luýnh quýnh tìm ra manh mối đầu khăn, Đức Đạt Lai Lạt Ma bình luận, “Ông biết không, phong tục trao đổi khăn kata này có một ý nghĩa biểu tượng dễ thương. Phong tục được gợi hứng từ Ấn Độ, nơi mà để đánh dấu những sự kiện đặc biệt, người ta thường dâng tặng những tràng hoa, hay khăn choàng cho nhau. Vật liệu thật sự của kata là len sợi truyền thốngtừ Trung Hoa, và người Tây Tạng dùng nó như một phần trong phong tục của họ. Do vậy, trong tập quán này, chúng ta có thể thấy sự hòa hiệp giữa những con người của ba xứ sở Ấn Độ, Trung Hoa, và Tây Tạng. Thật là kỳ diệu! Trong giây phút sau cùng ấy, ngài đã bùng vỡ vào trong một nụ cười kỳ lạ, thản nhiênvui vẻ và ban cho tôi hy vọng cho khả năng tiềm tàng để tìm ra niềm hạnh phúc chân thật.

Và cùng với nụ cười ấy, Đức Đạt Lai Lạt Ma đồng thời đưa tay ra để bắt tay cùng lúc với tay kia kéo tôi lại gần để ôm choàng thân thiết.

Đức Dalai Lama XIV

Nghệ Thuật Hạnh Phúc trong Thế Giới Phiền Não

Tuệ Uyển dịch